Hai gọng kìm

Hai gọng kìm
TP - Cách đây vài năm, chính phủ Mỹ đã công bố chiến lược chuyển hướng trọng tâm ngoại giao sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngay sau đó, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại bởi vì với kế hoạch này, Washington đã thể hiện rõ mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh tại nơi từng được coi là sân sau của Mỹ.  

Gần đây, việc Bắc Kinh đẩy mạnh tốc độ mở rộng các bãi đá nhân tạo tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Vốn tự đặt cho mình vị thế nước lớn, Bắc Kinh luôn o ép các nước nhỏ hơn trong khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tranh thủ thời điểm Mỹ, đối thủ đáng gờm nhất, chưa thiết lập được quan hệ đồng minh chiến lược chặt chẽ với các nước Đông Nam Á như liên minh Mỹ - Nhật - Hàn ở Đông Bắc Á.

Washington không ngồi im để nhìn Bắc Kinh diễu võ giương oai trong khu vực. Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo tại Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy, ít nhất, các tàu tuần tra của Hải quân Mỹ sẽ kiềm giữ Trung Quốc, không để họ nhất quyết đòi kiểm soát khu vực 12 hải lý xung quanh 7 thực thể nói trên. Song song với việc tăng cường sự hiện diện, Mỹ đã đẩy mạnh việc thiết lập các quan hệ đối tác chặt chẽ hơn, các liên minh quân sự với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Trước phản ứng gay gắt và quyết đoán của Mỹ, Trung Quốc đã nhượng bộ khi đưa ra đề nghị bất ngờ, mời Mỹ dùng chung các đảo đá nhân tạo. Lời đề nghị là  dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn tránh đối đầu với Washington. Rõ ràng, xét về thực lực quân sự và khả năng xây dựng các liên minh lợi ích chiến lược, Trung Quốc vẫn chưa thể so sánh với Mỹ.  Chính vì vậy  “dụ dỗ” được Mỹ còn hơn là đối đầu để phải đối diện với những tiềm lực mà Trung Quốc biết rõ mình yếu thế. 

Với hai sách lược gồm củng cố quan hệ đối tác  và tăng cường sự hiện diện quân sự, Mỹ đang dùng đồng thời hai gọng kìm để siết chặt Trung Quốc.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.