Hàn Quốc: 43 người tự sát mỗi ngày

Hàn Quốc: 43 người tự sát mỗi ngày
TPO - Số liệu thống kê cho thấy, 10 năm vừa qua, tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc tăng hơn gấp đôi, và trong số người cao tuổi, tỉ lệ này còn cao hơn. Nguyên nhân nào đã khiến người Hàn Quốc tuyệt vọng như vậy?

Hàn Quốc: 43 người tự sát mỗi ngày

> Triều Tiên nổ súng, Trung Quốc sẽ làm gì?

> Bình Nhưỡng cắt đường dây nóng quân sự liên Triều

 

TPO - Số liệu thống kê cho thấy, 10 năm vừa qua, tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc tăng hơn gấp đôi, và trong số người cao tuổi, tỉ lệ này còn cao hơn. Nguyên nhân nào đã khiến người Hàn Quốc tuyệt vọng như vậy?

Hàn Quốc: 43 người tự sát mỗi ngày ảnh 1
 Ảnh: minh họa
 

Mấy thập kỷ qua, kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, và quốc gia này đã nhanh chóng đượt lọt vào top các nước phát triển. Tuy nhiên đằng sau sự phát triển về kinh tế, Hàn Quốc lại tiềm ản nhiều nguy cơ xã hội nghiêm trọng. Ngày 25-3, tạp chí Times của Mỹ đã đăng tải bài viết bàn về vấn đề này.

Trung tâm phòng chống tự sát ở Hàn Quốc có một câu khuyến cáo: “Tính mạng rất đáng quý! Chúng ta hãy chung tay bảo vệ!” Khẩu hiệu này được in trên các cuốn sách và biểu ngữ tuyên truyền, đồng thời cũng có mặt trên website của trung tâm này, mục đích là khuyến khích người có ý đồ tự sát tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi tìm đến cái chết. Tuy nhiên dường như trong hầu hết tính huống, thông tin này không được người Hàn Quốc chấp nhận. Trung bình mỗi ngày có 43 người tự sát, con số này đã khiến Hàn Quốc trở thành nước có khuynh hướng tự sát cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Không giống với các nước giàu có khác, tỉ lệ tự sát của Hàn Quốc (gần như gấp 3 lần Mỹ) từ năm 2000 đến năm 2010 tăng một cách chóng mặt, lên tới 101,8%, và trong giới người cao tuổi, con số này còn tăng nhanh hơn.

Tại sao người già Hàn Quốc lại có khuynh hướng tự sát lớn như vậy? Mặc dù rất nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng làm rõ xu thế này, nhưng họ đều chỉ ra mấy nhân tố sau. Trước hết, người Hàn Quốc có lịch sử tự sát. Những người làm công tác xã hội cho rằng, xét ở một góc độ nào đó có thể nói người già tự sát là sản phẩm phụ của quá trình công nghiệp hóa nguy hiểm của quốc gia này. Một cuộc cải cách kinh tế đã khiến Hàn Quốc trở thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Trong thời kỳ này, cả quốc gia đều tỏ ra thích thú – một sự thích thú quá độ đến mức bệnh hoạn đối với sự phát triển của kinh tế, những người có đóng góp lớn cho nền kinh tế được coi là có ích hơn cho xã hội.

Cho đến nay, quan niệm này vẫn tồn tại. Trong khi các công dân cao tuổi, thường lại bị coi là có sức sản xuất kém, hay nói các khác là bị coi là không có giá trị. “Trong 30-40 năm kinh tế phát triển vừa qua, xã hội của chúng tôi có sức cạnh tranh rất lớn, hiện tại chúng tôi đã bước vào một xã hội không quan tâm đến những đối tượng yếu đuối nhất” - Ông Kim Dong-hyun - chuyên gia giảng dạy bộ môn y học xã hội học ở trường đại học Hallym Hàn Quốc đã nói như vậy.

Song song với những thay đổi lớn về mặt kinh tế, các mối quan hệ xã hội ở Hàn Quốc cũng đã thay đổi. Tư tưởng quan trọng trong đạo Khổng là đạo hiếu của người làm con, mấy nghìn năm qua đã từng là nền móng vững chắc của xã hội Hàn Quốc. Truyền thống của Hàn Quốc là người già dựa vào sự chăm sóc của con cái họ. Tuy nhiên truyền thống này đang thay đổi, hiện tại, rất nhiều người già Hàn Quốc không còn chung sống dưới một mái nhà với con hoặc cháu họ. “Sự bài xích tập thể đối với người già đã đẩy họ ra rìa của xã hội” – ông Kim Dong-hyun nói.

Khi một người nhà phải cô độc đối mặt với cuộc sống lúc xế chiều, chế độ an sinh xã hội mà họ được hưởng gần như rất ít. Với vai trò là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC), Hàn Quốc là một trong những quốc gia chi cho chế độ an sinh xã hội ở mức thấp nhất, và trong số các nước giàu có, tỉ lệ người già nghèo khổ ở Hàn Quốc là cao nhất. Theo số liệu của OEDC, năm 2005, trong số những người trên 65 tuổi ở Hàn Quốc, trên 45% số người cuộc sống khá nghèo khổ. Seoul đã từng đưa vào một dự án dịch vụ tiền dưỡng lão trên phạm vi toàn quốc, nhưng đối với các công dân cao tuổi, dự án đến năm 1988 mới được khởi động này là quá muộn. Năm 2008, chính phủ Hàn Quốc đã triển khai hệ thống bảo hiểm dưỡng lão cơ bản cho những công dân có thu nhập và số tài sản quỳ hợp với quy định; Khoảng 70% người già được hưởng lợi từ hệ thống này. Mặ dù vậy, có lúc số tiền dưỡng lão mà họ có được lại giảm xuống, thấp hơn mức sống tiêu chuẩn của người già mà Bộ y tế và phúc lợi Hàn Quốc kiến nghị.

Chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị áp dụng hành động. Hai năm trước, Seoul đã thông qua một đề án phòng chống tự sát, nhưng nguồn ngân sách dự toán ít ỏi đã hạn chế tính hiệu quả và phạm vi áp dụng của đề án này. Theo số liệu của Viện nghiên cứu y tế và các vấn đề xã hội Hàn Quốc (KIHASA), năm 2012, chính phủ Hàn Quốc đã rót nguồn kinh phí 3 triệu USD cho dự án phòng chống tự sát, chỉ bằng 0,5% nguồn kinh phí mà Nhật Bản chi cho dự án phòng chống tự sát của nước này trong năm 2010. Đầu tháng 3-2013, Bộ y tế và phúc lợi Hàn Quốc đã khởi động một dự án phòng chống tự sát mới. Mặc dù những dự án này được coi là cần thiết, nhưng các nhà phê bình cho rằng chủ yếu là chúng can thiệp chứ không phải xóa bỏ những điều kiện bài xích con người ra ngoài rìa xã hội. Ông Chang Young-sik, chuyên gia nghiên cứu Viện KIHASA cho rằng: “Những dự án này cần có sự đầu tư về ngân sách. Chính phủ Hàn Quốc muốn giải quyết những vấn đề này, tuy nhiên cho đến nay những gì họ làm là chưa thể đủ”.

Về mặt chính sách, chính phủ Hàn Quốc cần đầu tư nhiều ngân sách hơn để người già có thể an hưởng cuộc sống lúc xế chiều của mình. Nguồn ngân sách chi cho người cao tuổi tăng đồng nghĩa với việc cần làm nhiều việc hơn, có nhiều trung tâm dịch vụ ở khu dân cư hơn và tiền lương hưu cao hơn. Tất cả những đều này đều giúp người già giảm bớt được sự nghèo khó và neo đơn. “Chúng ta cần xem xét đến vấn đề căn bản nhất, tại sao lại có nhiều công dân cao tuổi như vậy rơi vào sự khốn khó và tuyệt vọng. Giáo sư Ha Jung-hwa giản dạy bộ môn phúc lợi xã hội trường Đại học Quốc gia Seoul đã nói như vậy. Vị giáo sư này còn nói thêm rằng: “Tôi mong xã hội Hàn Quốc có thể hoạt động dựa trên một tiền đề cơ bản là công dân cao tuổi cũng có quyền được hưởng hạnh phúc và có quyền được sống một cuộc sống tốt đẹp lúc về già”.

Huy Long
Theo Times

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG