Hy Lạp điều tra khoản nợ công khổng lồ 240 tỷ euro

Thủ tướng Alexis Tsipras với quyết tâm đưa Hy Lạp thoát nợ nần.
Thủ tướng Alexis Tsipras với quyết tâm đưa Hy Lạp thoát nợ nần.
TP - Nghị viện Hy Lạp vừa thành lập một Ủy ban đặc biệt để nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến khoản nợ công khổng lồ 240 tỷ euro khiến nước này rơi vào quyền kiểm soát của các chủ nợ quốc tế.

Việc thành lập Ủy ban nói trên được Nghị viện Hy Lạp thông qua trên cơ sở đề xuất của hai nhóm nghị sĩ thân Chính phủ: một là nhóm nghị sĩ thuộc Liên minh các lực lượng cánh tả cấp tiến (SIRIZA) do Thủ tướng Alexis Tsipras đứng đầu và hai là nhóm nghị sĩ thuộc đảng Những người Hy Lạp tự do do Bộ trưởng Quốc phòng Panos Kammenos đứng đầu. Hai nhóm nghị sĩ này chiếm 162 ghế, tức là chiếm đa số trong tổng số 300 ghế của Nghị viện Hy Lạp.

Theo giải thích của các đảng thân Chính phủ, đã đến lúc Hy Lạp phải điều tra xem tại sao chỉ sau 5 năm thi hành chính sách kinh tế khắc khổ dưới sự giám sát của các chủ nợ quốc tế, xã hội và nền kinh tế Hy Lạp đã rơi vào tình trạng cực kỳ tồi tệ. 

Nợ công từ chỗ chiếm 127,1% GDP vào năm 2009 đã tăng đến 180%, tỷ lệ thất nghiệp từ 9,5% vào năm 2009 đã nhảy vọt đến 27%, tất cả các biện pháp bảo vệ người lao động đều bị bãi bỏ do không còn các cơ chế điều chỉnh thị trường lao động, xã hội điêu đứng vì sa vào cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có.

Theo nhận định của phần lớn các nghị sĩ, Hy Lạp thực tế đã biến thành “vật thí nghiệm” của một mô hình kinh tế - xã hội mới, một mô hình đã đẩy hàng triệu người dân Hy Lạp đến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp cũng như đến việc vi phạm nghiêm trong các quyền tối thiểu về tự do, về xã hội và kinh tế của người dân Hy Lạp. 

Báo chí Hy Lạp cho biết, nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban vừa được thành lập là nghiên cứu những vấn đề phát sinh (kể cả trách nhiệm của những quan chức có liên quan) trong quá trình thực hiện cái gọi là “những biên bản ghi nhớ về sự hiểu biết lẫn nhau” đi kèm hai thỏa thuận với nhóm chủ nợ quốc tế (gồm Ủy ban châu Âu EC, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF) về việc cấp cho Hy Lạp các khoản tín dụng trị giá tổng cộng 240 tỷ euro để đổi lấy việc Hy Lạp áp dụng những biện pháp kinh tế khắc khổ.

Chỉ sau 5 năm thi hành chính sách kinh tế khắc khổ dưới sự giám sát của các chủ nợ quốc tế, xã hội và nền kinh tế Hy Lạp đã rơi vào tình trạng cực kỳ tồi tệ. 

Theo Theo Itar-tass
MỚI - NÓNG