Lạ kỳ trường học chỉ có... 1 học sinh

Em Tu Jiaqi là học sinh duy nhất trong trường tiểu học Liye ở Hắc Long Giang, Trung Quốc.
Em Tu Jiaqi là học sinh duy nhất trong trường tiểu học Liye ở Hắc Long Giang, Trung Quốc.
TPO - Trường Tiểu học Làng Liye ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang khiến nhiều người bất ngờ vì cả trường chỉ có duy nhất 1 học sinh, theo Asia One.

Em Tu Jiaqi trở thành học sinh duy nhất của trường kể từ tháng 9/2015 đến nay.

Hiệu trưởng Tao Fengju cho biết: “Chúng tôi xây lại trường để cải tiến môi trường giảng dạy và học tập”. Việc xây dựng được bắt đầu vào tháng 10/2014, trong quá trình xây dựng, toàn bộ 36 học sinh được chuyển tới trường tiểu học Taiping gần đó.

Tuy nhiên, sau khi trường hoàn thành, gia đình của 35 học sinh quyết định cho con em mình tiếp tục học ở Taiping.

Ông Yang Shiyan, hiệu trưởng trường Taiping cho biết: “Sau một năm, các học sinh của trường Liye đã hòa nhập được với môi trường mới và phụ huynh có nguyện vọng cho con em mình tiếp tục theo học tại trường. Phụ huynh nói với tôi rằng con em họ rất thích học ở đây vì nhiều bạn học và giáo viên hơn. Một số phụ huynh thậm chí còn chuyển nhà tới gần trường Taiping”.

Chỉ có duy nhất em Tu trở về trường Liye. Tu cho biết: “Bà của cháu không cho cháu học ở Taiping. Bà nói rằng khi trở về trường cũ, bắt đầu năm học mới, sẽ có rất nhiều bạn mới”.

Mẹ của Tu bỏ nhà ra đi khi em mới 3 tuổi trong khi cha của em bị tâm thần. Em sống cùng với ông bà, cả hai đều đã tuổi cao sức yếu.

Hiệu trưởng Tao cho biết: “Không ai trong gia đình em Tu đưa đón em tới trường trong khi trường Taiping quá xa. Một bé gái một mình đi học quãng đường xa như vậy rất nguy hiểm”.

Do đó, Tu trở lại trường Liye. Hiện trường chỉ có hiệu trưởng Tao và một giáo viên tên Liu Wengguo.

Cô Tao nói thêm: “Tu học kém hơn các bạn cùng tuổi. Em học thơ và làm toán kém. Giáo viên phải rất kiên nhẫn để giúp em thuộc bài”.

Ngoài ra, không chỉ dạy dỗ em kiến thức, giáo viên của trường chăm sóc em như cha mẹ. Cô Tao nói: “Cô bé rất hiếu động nên thường đầu bù tóc rối và quần áo bẩn. Do đó chúng tôi thường giúp em sạch sẽ, gọn gàng”.

Thậm chí, nhiều lúc em ham chơi, không đến trường. Không thấy em đếm, cô Tao lại chạy đôn chạy đáo đi tìm em khắp làng.

Trưa nào em cũng ăn cùng với hiệu trưởng và giáo viên vì không có ai gửi thức ăn cho em.

Bà Wang Shurong, 64 tuổi, bà của Tu cho biết: “Cô Tao đã bảo cháu tôi ăn trưa cùng sau khi phát hiện ra Tu chỉ có mỗi mẩu bánh mì khô. Tôi muốn trả tiền ăn cho cháu nhưng hiệu trưởng từ chối”.

Cô Tao chia sẻ: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo mọi đứa trẻ có quyền tiếp cận giáo dục như nhau. Tôi tin rằng bất cứ giáo viên nào cũng sẽ làm như tôi”.

Bà Wang xúc động nói: “Các giáo viên ở đây giúp đỡ chúng tôi quá nhiều và tôi rất yên tâm khi để cháu Tu học tại trường này”.

Theo Theo Asia One
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.