“Lách luật” để “sống thử”

“Lách luật” để “sống thử”
Với quy định mới về các khu nhà ở tập thể, Thái Lan mong muốn ngăn ngừa việc sinh viên tụ tập rồi quan hệ tình dục hoặc dùng ma túy. Tuy nhiên, “người trong cuộc” vẫn “lách luật” để sống chung.
“Lách luật” để “sống thử” ảnh 1
Luật cấm cứ cấm, nhiều sinh viên Thái vẫn cho rằng họ đủ lớn để chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.

Đầu tháng trước, Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người Thái Lan thông báo sẽ thi hành các quy định nghiêm ngặt hơn đối với các khu nhà ở tập thể nhằm ngăn chặn việc SV “quan hệ” trước hôn nhân và sử dụng ma túy.

Theo quy định, những căn hộ không thuộc dạng nhà ở tập thể vốn được những cặp SV ở chung ưa thích sẽ phải yêu cầu SV sống chung trình thư cho phép của bố mẹ. Cảnh sát sẽ kiểm tra các khu nhà ở và căn hộ để đảm bảo SV hai giới không sống cùng nhau.

Bất cứ khu nhà ở tập thể nào không đăng ký, cho phép hai giới ở cùng nhau hoặc làm ngơ trước việc SV sử dụng ma túy và tụ tập trái phép sẽ bị phạt.

Trong khi Chính phủ Thái Lan hào hứng với ý tưởng ra quy định mới cho các khu nhà ở tập thể để giảm việc SV quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhiều SV vẫn cho rằng không có cách nào ngăn cản họ làm điều này.

Boy, 20 tuổi, SV năm thứ 2, cho biết, thoạt đầu khi đến Bangkok học, cậu ở trong một khu nhà ở tập thể toàn nam giới. Một năm sau đó, cậu gặp cô bạn gái 19 tuổi tên Jaeng và hai người sống cùng nhau.

Boy nói, cậu và bạn gái chỉ muốn xem hai người có phù hợp không để kết hôn sau khi tốt nghiệp. Nếu hai người không phù hợp thì “anh đi đường anh, em đi đường em”. Sống chung với Jaeng khiến cuộc sống của Boy ở Bangkok đỡ cô đơn và áp lực.

Boy cho biết, bố mẹ hai người không biết họ sống cùng nhau. “Sẽ không hay nếu bố mẹ chúng tôi phát hiện ra. Nhưng chúng tôi cảm thấy việc mình đang làm chẳng có gì sai cả. Việc sống chung với người mình yêu và chia sẻ các khoản chi tiêu cũng tốt chứ sao?”.

Nhiều bạn của Boy cũng đang sống chung với bạn gái. Boy nói: “Nếu nhà chức trách giám sát các khu nhà ở tập thể và không cho phép chúng tôi sống chung, chúng tôi sẽ chuyển đến nơi khác. Chỗ ở thì chẳng hiếm vì nhiều cặp vẫn thường sống chung tại các căn hộ mặc dù giá thuê nhà cao hơn”.

Còn Jaeng thì tiết lộ việc sống cùng Boy giúp cô tiết kiệm tiền. “Bố mẹ không biết tôi có bạn trai. Tôi cũng không muốn nói cho họ biết bởi vì họ có thể lo lắng. Tôi nghĩ là tôi sẽ nói chuyện này với bố mẹ sau khi tôi tốt nghiệp và có việc làm”.

Quy định mới về các khu nhà ở tập thể sẽ gây khó khăn cho các cặp SV muốn sống chung, nhưng họ vẫn tìm ra cách “lách luật”.

Ekkayuth, SV năm thứ 3, cho biết cậu vừa dọn đến ở với bạn gái vì thế cậu sẽ không phải di chuyển từ chỗ ở để đến gặp cô. Theo Ekkayuth, không dễ ngăn cản SV sống chung vì có rất nhiều căn hộ và khu nhà ở mà họ có thể chuyển đến ở.

Theo Thương Vũ
Vietnamnet

MỚI - NÓNG