Làng ăn mày số 1 ở Trung Quốc

Những phụ nữ đến từ làng Zhong Zhai đem theo con nhỏ đến các thành phố lớn như Nam Kinh để ăn xin.
Những phụ nữ đến từ làng Zhong Zhai đem theo con nhỏ đến các thành phố lớn như Nam Kinh để ăn xin.
Một ngôi làng thuộc tỉnh Cam Túc bị gọi là làng ăn xin số 1 ở Trung Quốc bởi đa phần người dân trong làng đều đi hành khất ở khắp các thành phố lớn.

Tờ South China  Morning Port đưa tin, cảnh sát thành phố Nam Kinh vừa phát hiện ra hàng trăm trường hợp các phụ nữ ôm con nhỏ đi ăn xin trên đường phố đều có xuất phát từ cùng một ngôi làng được mệnh danh là làng ăn xin số 1 của Trung Quốc. 

Chỉ trong tháng 5 và tháng 6.2015, các lực lượng chức năng của thành phố này đã phát hiện ra tới gần 500 trường hợp ăn xin xuất thân từ làng Zhong Zhai, huyện Min, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Theo tờ Yangtse Evening Post, những người ăn xin này đều nằm trong một đường dây ăn xin có quy mô lớn thuộc ngôi làng trên. Để  thu hút sự chú ý, những người phụ nữ này thường dẫn theo những bé trai hoặc bé gái trong độ tuổi từ 6-10 tuổi, đi ăn xin ở xung quanh các khu vực tàu điện ngầm trong thành phố.

Một phụ nữ nằm trong đường dây này cho biết: "Ở quê không ai chăm sóc lũ trẻ cả nên tôi đem chúng cùng đi ăn xin. Trên các thành phố lớn người ta thường dễ cho tiền những đứa trẻ nhỏ hơn là người lớn". Những bà mẹ ăn xin này mỗi ngày có thể kiếm được khoảng 80 - 160 USD mỗi ngày.

Nằm cách thành phố Nam Kinh 1.600km, làng Zhong Zhai, ở tỉnh Cam Túc từng bị báo chí Trung Quốc gọi là "làng ăn xin số 1 cả nước" bởi đa số nông dân làng này thường bỏ làng đi ăn xin ở khắp nơi. Họ bị ví như những chú chim di cư dạt tới các thành phố lớn như Tế Nam, Thanh Đảo, Thẩm Dương, Nam Kinh để ăn xin, mùa Hè thì tới các thành phố phía Bắc, còn mùa Đông lại đi về các thành phố phía Nam.

Bí thư Đảng của làng Zhong Zhai, ông Jin Zhongyang cho kể lại: "Phong trào đi ăn xin của làng bắt đầu từ năm 1999 khi cuộc sống quá khó khăn và nhiều nhà lâm vào cảnh đói kém. Ban đầu dân làng chỉ đi xin bánh và gạo nhưng về sau khi nhiều người thấy việc ăn xin kiếm ra tiền nhanh và dễ dàng hơn làm công việc đồng áng nên họ quyết định "gắn bó lâu dài" với nghề này".

Từng có thời điểm, 90% dân số trong làng đi làm "nghề" này để kiếm ăn và nhiều người thậm chí còn có tiền để xây nhà cửa khang trang. Ông Jin cho biết: "Nhiều người trong làng đã trở nên giàu có nhờ nghề ăn xin nên chẳng dễ gì người ta từ bỏ".

Làng ăn mày số 1 ở Trung Quốc ảnh 1

Một phụ nữ trẻ từ làng Zhongzhai, nơi được mệnh danh là làng ăn xin số 1 Trung Quốc mang con đi hành khất.

Anh Li Yuping, một trong những thanh niên đầu tiên của làng đỗ vào một trường đại học và dám từ bỏ nghề ăn xin cho biết, từ khi 7 tuổi, anh đã cùng bố đi ăn xin ở khắp các thành phố lớn nhỏ. Tận khi Li vào đại học, bố anh vẫn tiếp tục đi ăn xin thêm một lần nữa để mong kiếm đủ tiền học phí cho con trai trước khi "giải nghệ" hẳn.

Tuy bị báo chí chỉ trích nhiều nhưng hiện nay vẫn có 2 trong số 12 thôn ở làng Zhong Zhai sống hoàn toàn dựa vào nghề ăn xin. Mỗi năm, ngôi làng này đến cả trăm người bị gửi trả từ các thành phố lớn về quê vì làm nghề này.

Trước đó, dư luận Trung Quốc từng chấn động về một làng ăn xin khác ở tỉnh An Huy, nơi tập trung những đường dây ăn xin dựa vào trẻ em. Ngôi làng Cung Tiểu ở tỉnh An Huy được mệnh danh là lò luyện ăn xin bởi nhiều đứa trẻ  bị mang bán tới đây, sau đó bị biến thành tàn tật, buổi tối bị nhốt trong chuồng trước khi được đem cho thuê hoặc đưa tới nhiều thành phố ở Trung Quốc để “hành nghề”. Các em bị đem cho thuê như con vật hoặc bị bán đi với giá rẻ mạt.

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.