Mối đe doạ "3 tròng" của Nhà nước Hồi giáo IS

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Bàn luận của Mỹ tập trung nhiều vào mối đe doạ từ các phiến quân khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hoạt động tại Irắc và Syria. Thực tế, IS không chỉ là một mối đe doạ đơn thuần, mà là 3 mối đe doạ khác nhau.  

Đầu tiên và có thể ngay lập tức là tình hình bất ổn IS gây ra trên dải đất rộng lớn Trung Đông, đe doạ không chỉ Syria và Irắc, mà cả Libăng, Jordan cùng các nước khác.

Thứ hai, Nhà nước Hồi giáo thu hút con số có thể lên tới 12.000 chiến binh nước ngoài, gồm nhiều người phương Tây. Ngày nào đó, những phần tử này có thể sẽ trở về, chỉ đạo các cuộc tấn công trong nước.

Thứ ba, IS đã nổi hồi chuông cảnh báo về khả năng các vụ tấn công quy mô lớn có tổ chức nhằm vào người Mỹ, các cơ sở của Mỹ ở nước ngoài hay tại chính đất Mỹ.

Về khả năng IS tấn công nước Mỹ, cộng đồng tình báo hiện vẫn thận trọng cho rằng, họ thiếu bằng chứng đủ tin cậy về một kế hoạch như vậy được thực hiện ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khả năng này đang gia tăng.

Với năng lực, nguồn lực và động lực của mình, IS đang thách thức cả al Qaeda với vị trí thống trị cộng đồng jihad toàn cầu. Và rõ rằng, IS sẽ phải trả thù các cuộc không kích của Mỹ. 

Đối với al Qaeda hay các tổ chức khủng bố khác, mối đe doạ chủ nghĩa khủng bố sẽ dai dẳng, đòi hỏi một chiến lược dài hạn để xác định và loại bỏ, dù nó bắt nguồn từ đâu, trong khi đó vẫn phải đảm bảo nền tự do cho thường dân. 

Mối đe doạ từ các chiến binh nước ngoài không phải điều gì mới mẻ. Những thanh niên trẻ đã tới Afghanistan từ năm 1980, và tới Irắc từ năm 2000, có mặt tại những cuộc xung đột khác nhỏ hơn. Nhưng sự nổi dậy của IS hóc búa hơn hết, bởi tổ chức này sở hữu những chiến tích, biết tận dụng truyền thông và sự giàu có.

Các chiến binh nước ngoài tìm đến với IS hay tìm cách tới những vùng lãnh thổ an toàn mà IS đang kiểm soát, một ngày kia, sẽ lan toả đi khắp nơi, gây bất ổn cho các nước khác trong khu vực.

Ngoài ra, những người mang hộ chiếu phương Tây, cùng các phần tử cực đoan "trong nước" bị "kích thích" bởi Nhà nước Hồi giáo, có thể sẽ tìm cách tự thực hiện những cuộc tấn công mà không cần được thôi thúc hay chỉ đạo từ IS. 

Xử lý mối đe doạ IS đòi hỏi chiến lược tổng hợp chống lại hệ tư tưởng cực đoan, ngăn chặn sự cấp tiến của giới trẻ. Cuộc chiến này cần sự hợp tác đa quốc gia, nhằm phá vỡ, ngăn chặn dòng chảy của các chiến binh.

IS lớn mạnh do sự yếu kém và hỗn loạn, do cuộc nội chiến Syria gây ra, và sự thiếu quan tâm của thế giới với tình hình rối loạn tại Baghdad trong nhiều năm.

Tuy vậy, theo học giả Michael Knights thuộc Viện Washington, Mỹ, IS cũng có những điểm yếu về quân sự. Tổ chức của IS thiếu tính ổn định, khả năng phòng vệ kém và ít đồng minh.

 Với mối đe dọa “3 tròng” từ IS đối với lợi ích của Mỹ cùng đồng minh, việc đánh bại tổ chức này là ưu tiên khách quan và cấp bách của Mỹ.

Các mối đe dọa có thể được giảm thiểu, và IS bị đánh bại với sự hỗ trợ của các cuộc không kích, mặc dù những cuộc không kích này sẽ không thể chấm dứt triệt để mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố, hay sự bất ổn đang lan tràn tại Irắc và Syria.

Theo Theo Foreign Policy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.