Mỹ quyết trừng phạt Iran

Mỹ quyết trừng phạt Iran
Washington đang tìm kiếm các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Hội đồng Bảo an không "thực hiện trách nhiệm" của mình trong việc gây sức ép buộc Iran ngừng chương trình hạt nhân.
Mỹ quyết trừng phạt Iran ảnh 1
Đại sứ Mỹ tại LHQ John Bolton phát biểu trước ủy ban An ninh và đối ngoại của Hạ viện Mỹ về vấn đề Iran. (Reuters)

"Nếu chúng ta không đạt được các lệnh trừng phạt với phạm vi và mức độ cần thiết, nếu một trong số các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an phủ quyết, nếu vì bất kỳ lý do nào khiến Hội đồng không thực thi trách nhiệm của mình", khi đó Mỹ sẽ cùng với các nước khác áp đặt trừng phạt, đại sứ Mỹ tại LHQ John Bolton phát biểu trước một ủy ban của Hạ viện Mỹ.

Bolton cũng bình luận rằng người Iran đã sử dụng nguồn dầu mỏ để làm đòn bẩy khiến các nước khác, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, "bảo vệ họ khỏi bị trừng phạt".

Trong số 5 thành viên thường trực, có Mỹ, Pháp và Anh ủng hộ cấm vận Iran. Các nước châu Âu đang soạn thảo một nghị quyết nhằm biến việc này trở thành hiện thực nếu Iran không ngừng chương trình hạt nhân.

Nghị quyết mà châu Âu soạn thảo có thể được đưa ra dựa trên Chương 7 của Hiến chương LHQ. Theo đó, mọi yêu cầu của nghị quyết có tính bắt buộc và sẽ mở đường cho việc áp dụng các lệnh trừng phạt và có thể cả hành động quân sự.

Mỹ đang tính chuyện cấm vận thương mại đối với Iran, áp dụng cho cả hàng hóa dân sự và quân sự, đồng thời cấm đi lại và phong tỏa tài sản của những người Iran có liên quan đến chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên Nga và Trung Quốc không đồng tình với cách cấm vận và trừng phạt. Hôm qua Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố hai nước nói trên đã chính thức thông báo với Tehran rằng họ không ủng hộ trừng phạt hoặc chiến dịch quân sự chống Iran.

Theo Vnexpress

MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.