Nghi phạm khủng bố Paris và ngôi mộ không đề tên

Tên Said Kouachi (Ảnh: BBC)
Tên Said Kouachi (Ảnh: BBC)
Một trong hai kẻ thực hiện vụ tấn công khủng bố tạp chí châm biếm Pháp Charlie Hebdo đã được chôn cất trong bí mật, với một ngôi mộ không đề tên.

Said Kouachi đã được chôn cất tại thành phố Reim, phía Đông nước Pháp nơi tên này từng sống trước khi thực hiện vụ tấn công.

Thị trưởng Reims cho biết ông đã phản đổi việc mai táng này, do lo ngại ngôi mộ có thể trở thành một biểu tượng tôn thờ của những kẻ cuồng tín. Dù vậy ông vẫn phải chấp nhận do không thể làm trái quy định của luật pháp.

Trong các vụ tấn công hồi tuần trước, 17 người đã bị sát hại, trong đó riêng tại khu vực trụ sở Charlie Hebdo có 12 người.

Đến 9/1, hai ngày sau vụ tấn công, Said Kouachi và em trai của mình là Cherif đã bị cảnh sát tiêu diệt tại một nhà xưởng phía Bắc Paris.

Cherif dự kiến sẽ được chôn tại quê nhà ở thị trấn Gennevilliers, bên ngoài Paris.

Nghi phạm thứ ba trong vụ khủng bố vừa qua là Amedy Coulibaly, kẻ đã sát hại 4 người tại một siêu thị Do Thái ở Paris hôm 9/1, và bị nghi sát hại một nữ cảnh sát một ngày trước đó, vẫn chưa rõ sẽ được chôn cất ở đâu.

Hồi đầu tuần này, thị trưởng Reims Arnaud Robinet cho biết ông sẽ “phản đổi mạnh mẽ” yêu cầu của gia đình Said Kouachi đề nghị cho phép mai táng tên này tại quê nhà. Robinet khẳng định không muốn có “một ngôi mộ có thể trở thành đền thiêng tụ tập hoặc một nơi cho những kẻ cuồng tín tìm đến”.

Dù vậy, theo lệnh của chính phủ Pháp, Robinet đã phải chấp thuận. “Hắn ta đã được chôn cất đêm qua, theo cách bí mật và lặng lẽ nhất có thể”, vị thị trưởng phát biểu trên truyền hình.

Trong thông cáo được phát đi sau đó, thành phố Reims khẳng định “Trước nguy cơ phá vỡ sự yên bình và để nhanh chóng lật sang một trang mới của tấn bi kịch này, việc chôn cất đã được quyết định diễn ra nhanh chóng”.

Luật sư của vợ Said cho biết, người này cũng không dự lễ tang chồng, do lo ngại các phóng viên có thể theo dõi và tìm tới ngôi mộ.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.