Nhật bác yêu cầu bồi thường của nạn nhân Trung Quốc

Nhật bác yêu cầu bồi thường của nạn nhân Trung Quốc
(TPO) Ngày 19/4, Tòa án Tối cao Tokyo đã bác đơn của 10 nạn nhân Trung Quốc đòi Chính phủ Nhật bồi thường cuộc chiến tranh vi khuẩn mà Nhật đã tiến hành hồi Thế chiến 2.
Nhật bác yêu cầu bồi thường của nạn nhân Trung Quốc ảnh 1
Một trung tâm nghiên cứu vũ khí vi trùng của quân đội Nhật ở Trung Quốc

Ngày 27/8/2002, một tòa án của Nhật đã ra phán quyết bác đơn kiện của những nạn nhân nói trên với lý do luật pháp quốc tế cấm người nước ngoài yêu cầu bồi thường trực tiếp từ Chính phủ Nhật.

Quyết định bác đơn kiện của các nạn nhân Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ Nhật – Trung đang hết sức căng thẳng. Hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật đã diễn ra tại các thành phố của Trung Quốc sau khi cuốn sách lịch sử của Nhật Bản được công bố.

Ngày 18/4, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc cùng "tháo ngòi" cuộc khủng hoảng đang ngày càng gia tăng. Tổng Thư ký Annan cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản có thể tận dụng hội nghị thượng đỉnh Á - Phi tổ chức ở Indonesia để có các cuộc gặp nhằm giảm bớt sự căng thẳng giữa hai bên.

Đơn kiện đầu tiên đã được 180 người Trung Quốc trình lên tòa án Nhật năm 1997 với yêu cầu Chính phủ Nhật phải xin lỗi và bồi thường vì những tội ác trong quá khứ. Lá đơn kiện cho biết ít nhất 2.100 người Trung Quốc đã chết vì dịch tả, bệnh than và thương hàn. Đây là các loại bệnh do những vũ khí hóa, sinh học của đơn vị Unite 731 thuộc quân đội Hoàng gia Nhật đóng tại Harbin (Trung Quốc) gây ra.

Tuy nhiên, tòa án Nhật lần đầu tiên thừa nhận quân đội nước này đã sử dụng các loại vũ khí hóa học chống Trung Quốc cũng như sự tồn tại của đơn vị mang số hiệu 731.

Các nhà sử học ước tính các công trình nghiên cứu của đơn vị này trong quãng thời gian từ 1930 – 1940 đã gây ra cái chết cho khoảng 250.000 người.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.