Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng

Các nhà điều tra Hà Lan đã phục dựng xác máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines từ những mảnh vỡ thu thập được ở miền đông Ukraine và công bố cùng kết luận điều tra ngày hôm qua.
Các nhà điều tra Hà Lan đã phục dựng xác máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines từ những mảnh vỡ thu thập được ở miền đông Ukraine và công bố cùng kết luận điều tra ngày hôm qua.
Những mảnh vỡ còn sót lại của chiếc Boeng 777 bị bắn rơi hôm 17/7/2014 được đưa về Hà Lan và các chuyên gia hàng không lắp ghép chúng lại để xác định nguyên nhân của thảm kịch làm 298 người thiệt mạng. 
Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 1

Người ta sử dụng khung sắt để giữ những mảnh vỡ nát vụn của chiếc máy bay chở khách thuộc dòng phi cơ an toàn nhất thế giới. Cả phía Nga và Hà Lan đều xác định MH17 bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không Buk do Liên Xô, sau này là Nga, chế tạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm trái chiều trong 2 bản báo cáo được công bố tối qua.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 2

Ông Tjibbe Joustra, người đứng đầu Ủy ban An toàn Hà Lan, dẫn báo cáo cho biết MH17 bị bắn rơi bởi một quả tên lửa phòng không từ khu vực do lực lượng chống chính phủ kiểm soát ở miền đông Ukraine. Quả tên lửa nổ ở phần trên, mạn trái máy bay. Động cơ bên trái cũng bị hư hại do vụ nổ.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 3

Bản báo cáo còn cho rằng khoang lái là nơi đầu tiên chịu tác động từ mảnh đạn tên lửa. Các phi công của MH17 là nạn nhân trực tiếp của vụ tấn công. Boeing 777 là máy bay dân sự nên nó hoàn toàn không có cơ hội thoát nạn khi lọt vào tầm bắn của tên lửa phòng không.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 4

Bên trong khoang lái máy bay, nơi đầu tiên chịu tác động của vụ tấn công. Trong khi đó, phía Nga cũng khẳng định tên lửa Buk bắn trúng phần đầu bên trái máy bay nhưng cho rằng tên lửa được phóng lên từ ngôi làng do quân đội Ukraine kiểm soát ở miền đông đất nước.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 5

Loại đạn tên lửa được sử dụng trong vụ tấn công cũng khác nhau trong 2 báo cáo của Hà Lan và Nga. Phía Hà Lan cho rằng, tên lửa Buk 9M38M1 bắn rơi máy bay xấu số trong khi phía Nga khẳng định hung thủ là loại tên lửa Buk 9M38.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 6

Giải thích về lập luận này, Almaz-Antey, hãng chế tạo tên lửa Buk, cho biết, đầu đạn của 9M38 tạo ra các mảnh cắt nhọn trên thân vật thể trong khi 9M38M1 tạo ra các lỗ thủng hình cánh bướm. Theo hãng này, trên thân MH17 không có các lỗ thủng hình cánh bướm đặc trưng của 9M38M1.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 7

Cửa thoát hiểm được gắn lên thân máy bay. Theo phía Nga, tên lửa Buk 9M38 được sản xuất từ những năm 1980 và đã bị Moscow loại khỏi biên chế chiến đấu từ năm 2011. Tuy nhiên, nó vẫn còn hiện diện trong quân đội các quốc gia nhập khẩu vũ khí từ Nga.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 8

Phía Hà Lan không công bố tại sao họ khẳng định hung thủ bắn rơi MH17 là tên lửa 9M38M1. Trong khi đó, Almaz-Antey đã bắn 1 quả tên lửa Buk vào mô hình máy bay Boeing 777 nhằm tìm ra nguyên nhân thảm kịch.

Nhìn gần máy bay MH17 sau khi được phục dựng ảnh 9

Phần động cơ và cánh máy bay gặp nạn. Phía Hà Lan chưa đưa ra kết luận cuối cùng về lực lượng đứng đằng sau vụ tấn công thảm khốc. Tuy nhiên, Amsterdam khẳng định chính phủ Ukraine có một phần lỗi khi không đóng cửa không phận qua miền đông Ukraine dù nó hội tụ đầy đủ các yếu tố gây nguy hiểm.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.