Kỷ niệm 61 năm chiến thắng phát xít (9/5/1945 – 9/5/2006):

Những giây phút cuối cùng của nhà tình báo vĩ đại R. Gioócgiơ

Những giây phút cuối cùng của nhà tình báo vĩ đại R. Gioócgiơ
TP - Cách đây 62 năm, trước khi thất bại hoàn toàn và phải ký Hiệp định đầu hàng vô điều kiện Đồng minh, phát xít Nhật đã sát hại chiến sĩ tình báo Xô viết huyền thoại Rihác Gioócgiơ (ảnh) tại một nhà tù quân sự ở ngoại ô Tôkyô.
Những giây phút cuối cùng của nhà tình báo vĩ đại R. Gioócgiơ ảnh 1

R. Gioócgiơ đã lấy được thông tin chính xác: Từ 20 đến 22/6/1941, phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô và Nhật chỉ tham chiến, nếu Maxcơva thất thủ và nếu Nhật tấn công, đòn chủ yếu của Nhật sẽ xuất phát từ hướng biển Nam chứ không phải là Viễn Đông.

Từ đó Bộ Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô đã kịp thời điều các sư đoàn Hồng quân sang mặt trận phía Tây bảo vệ Maxcơva.

Nhờ đó Thủ đô không bị thất thủ, giáng đòn chí tử đầu tiên, làm thất bại cuồng vọng chiến thắng chớp nhoáng của Quân đội phát xít, làm thay đổi cục diện trên chiến trường giai đoạn 1941-1942.

Rihác Gioócgiơ bị Cơ quan phản gián Nhật bắt ngày 18/10/1941.

Nhiều năm sau, xung quanh tên tuổi của “Người tình báo vĩ đại” vẫn bao trùm bức màn bí mật, chỉ đến khi ở phương Tây và Nhật Bản xuất bản gần 50 cuốn sách và bộ phim về ông, người dân ở nhiều nước mới biết được con người thực của ông.

Đầu những năm 60 thế kỷ trước, người đứng đầu nhà nước Liên Xô - Nikita Khơrutsốp - sau khi xem phim Tiến sĩ Gioócgiơ, ngài là ai đã sửng sốt thốt lên:

“Đó là người anh hùng chân chính của chúng ta!” và ra lệnh cho các cơ quan chức năng tìm hiểu thân thế của ông. Mùa xuân 1964, Hội nghị toàn thể BCH TƯ Đảng CS Liên Xô đã ra quyết định truy tặng Danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho Rihác Gioócgiơ, truy tặng Huân chương chiến công cho các bạn chiến đấu của ông trong nhóm tình báo Tôkyô.

Từ tài liệu được cựu Chỉ huy trưởng nhà tù quân sự Xugamô - nơi đã giam giữ và hành quyết Rihác Gioócgiơ - vừa được cung cấp người ta mới được biết sự thật về những giây phút cuối cùng của nhà tình báo vĩ đại.

Sau khi tiến hành kiểm tra tên, tuổi, dấu vân tay người tử tù, viên cai ngục nói với ông: “Theo mệnh lệnh của Bộ Tư pháp Nhật Bản, bản án tử hình sẽ được thực hiện vào ngày hôm nay”.

Đoạn hắn ta hỏi Rihác:

- Ông có muốn bổ sung gì vào bản di chúc đã viết liên quan đến thi hài và các đồ dùng cá nhân của ông?
- Những gì đã viết tôi không thay đổi.
- Vậy ông còn điều gì muốn nói thêm?
- Không.

Hướng về phía những người coi tù và nhân viên phục vụ, Rihác nói:

- Tôi xin cảm ơn lòng tốt của các vị!

Sau đó Rihác bị dẫn vào phòng thi hành án và bình thản tiếp nhận cái chết. Đó là ngày 7/11/1944 khoảng từ 10h20 đến 10h36 theo giờ Tôkyô, khi đó ông 49 tuổi.

Trịnh Văn Quý
Theo “Báo Độc lập”

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...