Ông Duterte từng đề xuất thỏa thuận kết thúc vây hãm ở Marawi, rồi thay đổi

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
TPO - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng đề xuất thỏa thuận với phiến quân Hồi giáo sau khi thành phố phía nam Marawi bị vây hãm, tuy nhiên bất ngờ hủy bỏ kế hoạch mà không có lời giải thích, theo một người trung gian tham gia vào tiến trình.

Reuters dẫn thông tin độc quyền từ Agakhan Sharief, nhà lãnh đạo Hồi giáo uy tín ở Philippines, cho biết, sau khi nhóm phiến quân Hồi giáo Maute vây hãm thành phố Marawi ngày 23/5, một phụ tá cao cấp của Tổng thống Duterte đã tiếp cận ông để thông qua tầm ảnh hưởng của ông giúp làm trung gian liên lạc với lãnh đạo Maute.

Theo ông Sharief, ông đã liên hệ với anh em nhà Maute, Omarkhayam và Abdullah, cùng với mẹ của họ và đã nhận được phản hồi tích cực. Tuy nhiên, ông Duterte lại bất ngờ “trở mặt”.

“Vấn đề ở Tổng thống của chúng tôi, suy nghĩ của ông ấy luôn thay đổi. Ông tuyên bố sẽ không nói chuyện với khủng bố, dẫn đến cuộc thương lượng bị hủy bỏ”, giáo sĩ Sharief nói.

Hai nguồn tin khác từ Marawi khẳng định, ông Duterte đã làm việc sau hậu phương để đàm phán với anh em Maute. Tuy nhiên, quá trình này bị dừng lại khi ông Duterte bất ngờ tuyên bố trong bài phát biểu ngày 31/5 rằng “sẽ không nói chuyện với khủng bố”.

Hiện, Nội các Philippines chưa có phản hồi nào về thông tin trên. Tuy nhiên, Thị trưởng Marawi Majul Usman Gandamra xác nhận đã bắt đầu tiến hành các cuộc đối thoại hòa bình.

Theo ông Gandamra, tiến trình này thất bại vì quân nổi dậy không tỏ ra thiện chí trước đề xuất từ chính phủ. “Cánh cửa cơ hội đã mở ra. Nhưng không có sự chân thành nào cả”, ông nói.

Có thể nói, chiến sự ở Marawi là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Tổng thống Duterte gặp phải kể từ khi nhậm chức.

Đến nay, cuộc chiến tại Marawi đã kéo dài hơn 40 ngày với hàng loạt cuộc không kích, nã pháo và đụng độ ác liệt trên đường phố giữa quân đội và phiến quân ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Theo thống kê từ quân đội Philippines, hơn 400 người đã thiệt mạng, trong đó có 337 tay súng, 85 binh sĩ và 44 dân thường. Ngoài ra, khoảng 260.000 cư dân phải rời bỏ quê hương với nỗi sợ hãi IS đang cố gắng thiết lập “đế chế” mới ở Đông Nam Á.

Ông Duterte từng đề xuất thỏa thuận kết thúc vây hãm ở Marawi, rồi thay đổi ảnh 1 Hơn 40 ngày qua, Marawi luôn chìm trong bom đạn. Ảnh: Reuters

Ở một diễn biến khác, quân đội Philippines cho biết, đã bắt giữ kẻ tài trợ tài chính và hỗ trợ hậu cần cho phiến quân Maute tại Marawi vào hôm nay (5/7).

Cụ thể, lực lượng an ninh đã đột kích vào một ngôi làng cách không xa Marawi và bắt giữ 3 nghi phạm cùng với đạn dược và vật liệu để chế tạo bom, Chuẩn tướng Gilbert Gapay, phát ngôn viên quân đội, tiết lộ.

Một trong số các nghi phạm là Monaliza Romato, bí danh Monay, kẻ ủng hộ quan trọng cho nhóm Maute. Monay là cháu gái của người phụ nữ đứng đầu gia đình Maute.

“Monay đã thay thế người cô để đóng vai trò là nhà cung cấp vốn và hỗ trợ hậu cần cho nhóm chiến binh. Việc bắt giữ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới hỗ trợ hậu cần cho nhóm phiến quân”, ông Gapay thông tin thêm.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.