Tăng cường kết nối ASEAN

Ngày 17-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 (Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các trưởng đoàn) Ảnh: TTXVN
Ngày 17-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 (Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các trưởng đoàn) Ảnh: TTXVN
Ngày 17-11 ở Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19, đề cập nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối và quan hệ đối ngoại của khối.

> Thủ tướng dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 19

Ngày 17-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 (Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các trưởng đoàn) Ảnh: TTXVN
Ngày 17-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 (Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung với các trưởng đoàn). Ảnh: TTXVN .

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cần có quyết tâm chính trị cao và dành nguồn lực cần thiết để thực hiện đúng thời hạn lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột vào năm 2015. Theo đó, cần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên cho từng năm, trong từng lĩnh vực, đồng thời nâng cao hiệu quả điều phối, giám sát thực hiện ở cả cấp độ quốc gia và khu vực.

Tại phiên họp kín ngày 17-11, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN thống nhất để Myanmar giữ chức Chủ tịch khối này năm 2014.


Phát huy hiệu quả các công cụ và cơ chế hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng...

Tiếp tục tăng cường hợp tác và đầu tư thích đáng cho lĩnh vực thu hẹp khoảng cách phát triển, an ninh năng lượng, lương thực, đối phó biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải, môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông, nhất là Mekong, một cách hợp lý...?

Thực hiện đầy đủ Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, tiếp tục coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác ASEAN cũng như trong hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác. Cần thực hiện các cam kết trên cả cấp độ khu vực và quốc gia nhằm tăng cường kết nối ASEAN cả về hạ tầng, thể chế và người dân. Cần có biện pháp hiện thực hóa hai dự án quan trọng là mạng lưới đường bộ ASEAN và tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh.

Triển khai hiệu quả các thỏa thuận, cam kết về tự do hóa, thuận lợi hóa về giao thương hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và giao lưu con người. Trước mắt có thể nghiên cứu khả năng triển khai Thẻ đi lại ASEAN cho công dân ASEAN cũng như dành cửa nhập, xuất cảnh riêng cho họ tại các cửa khẩu quốc tế của những nước thành viên.

Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác, tạo điều kiện cho các đối tác tham gia sâu rộng hơn và đóng góp tích cực vào việc xử lý những vấn đề liên quan hoà bình, an ninh và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.

Sớm hoàn tất nghiên cứu, xây dựng nội hàm và định hướng nâng cấp quan hệ với các đối tác, trong đó có việc nâng lên tầm đối tác chiến lược quan hệ của ASEAN với Mỹ và Ấn Độ. Cùng với các lĩnh vực ưu tiên hiện nay, Hội nghị Cấp cao Đông Á cần bàn cả những vấn đề chính trị, an ninh, trong đó có an ninh hàng hải, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thiên tai và những thách thức an ninh phi truyền thống khác...?

Hiệp ước Bali III mở ra triển vọng hội nhập

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19, chiều 17-11, lãnh đạo các nước ASEAN ký Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc gia toàn cầu, hay còn gọi là Hiệp ước Bali III. Hiệp ước Bali III qui định về một ASEAN liên kết và hợp tác chặt chẽ hơn đối với những vấn đề quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy hơn nữa tiếng nói chung của ASEAN tại các diễn đàn quốc tế liên quan...?

 TTXVN
Theo Chinhphu.vn

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.