Thỏa thuận thương mại với Anh khó khăn hơn Trump nghĩ

Ảnh: CNN
Ảnh: CNN
TPO - Anh và Mỹ sẽ khởi cuộc đàm phán chính thức về thỏa thuận thương mại vào hôm nay 24/7, khi các quan London tới Washington.

Tổng thống Trump đã nói rằng ông hy vọng có thể nhanh chóng  đạt được một thỏa thuận "rất lớn" và "rất mạnh mẽ" mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

Một thỏa thuận như vậy sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Anh. Nó đã đặt cược tương lai của nền kinh tế trên lập trường rằng rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ mở ra tiềm năng thương mại vốn có của Anh do sẽ được dễ dàng hơn trong việc thương thảo các thỏa thuận song phương hơn là việc chờ đợi sự đồng thuận của 27 quốc gia khác trong khối.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, quan điểm tô hồng của cả hai chính phủ là không thực tế.

"Phạm vi cho một thỏa thuận thương mại toàn diện thực sự lớn với Mỹ là rất hạn chế", Peter Holmes, một chuyên gia về thương mại tại Đại học Sussex cho biết. "Có rất nhiều những trở ngại rất lớn.".

Brexit đến trước

Thậm chí nếu đàm phán có thể thống nhấtngay lập tức một thỏa thuận, Anh cũng sẽ không thể áp dụng hưởng lợi ngay lập tức từ thỏa thuận này.

Lý do dễ nhìn thấy là do Vương quốc Anh sẽ vẫn là một thành viên của Liên minh châu Âu cho đến tháng 3/2019, điều này sẽ ngăn cản áp dụng giao dịch mới cho đến khi mối quan hệ Anh – EU chính thức được cắt đứt.

Trong khi đó, các chuyên gia thương mại hàng đầu của nước Anh sẽ dành những tháng tới cố gắng thương thảo các chi tiết mới cho mối quan hệ thương mại với vai trò mới đối với EU, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Anh hiện nay.

Câu hỏi lớn vẫn cần phải được trả lời, bao gồm cả việc tại Vương quốc Anh sẽ vẫn là một phần của liên minh thuế quan của khối. Cho đến khi có sự rõ ràng hơn về vấn đề này được thống nhất và thỏa thuận thành văn bản thì sẽ khó có thể có nhiều tiến bộ phát triển được trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

Thủ tướng Theresa May đang đánh cược rằng Brexit sẽ giúp biến nước Anh thành "một quốc gia thương mại toàn cầu tuyệt vời". Nếu điều đó có thể xảy ra, Mỹ sẽ thực sự là một ưu tiên hàng đầu khi mối quan hệ với EU được giải quyết.

Anh bán nhiều hàng hoá và dịch vụ cho Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Các tài khoản của Mỹ chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của Anh còn tổng thương mại có giá trị 235 tỷ USD.

Một bàn tay yếu

Rời khỏi EU có nghĩa là Anh sẽ không còn thuộc bên tham gia hơn 600 điều ước hợp tác quốc tế thông qua các khối liên minh và chỉ riêng ở Mỹ là 34 điều ước. Nhiều vấn đề liên quan đến thương mại sẽ cần phải được thương lượng lại.

Một vấn đề: Anh đã dựa vào chuyên môn của các nhà đàm phán của EU trong hơn ba thập kỷ và cho đến thời điểm này Vương quốc Anh không có đủ chuyên gia thương mại để thực hiện công việc này. Chính phủ đang nỗ lực chạy đua tìm thuê nhiều quan chức liên quan đến vấn đề này hơn nữa.

"Tôi không thể nghĩ ra một cách nào đó mạnh mẽ hơn mà những nhà đàm phán mới được bổ nhiệm tại Vương quốc Anh để nắm được mấu chốt vấn đề nhiều hơn để tiến hành đàm phán với người Mỹ", Simon Evenett, giáo sư về thương mại quốc tế tại Đại học St. Gallen nói. "Mong Chúa giúp họ".

Các nhà đàm phán thiếu kinh nghiệm có thể sẽ làm rối tung thêm những vấn đề khó khăn đang chất chồng ngày một nhiều hơn và chống lại họ theo cách khác.

Anh là chỉ đối tác thương mại lớn thứ sáu đối với Mỹ, xếp sau Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản và Đức. Chỉ một thuật toán đơn giản cũng có thể cho thấy rằng để đạt được một thỏa thuận, dù là bất kỳ thỏa thuận, thì những vấn đề rắc rối khó khăn sẽ thuộc về Anh nhiều hơn là đối với người Mỹ.

Phe đối lập

Nhà đàm phán Mỹ sẽ tìm cách đạt được sự nhượng bộ của Anh để thâm nhập thị trường mở tại Anh theo một số cách không thực sự thoải mái đối với chính người Anh.

Ví dụ điển hình là một nỗ lực gần đây nhất của Mỹ với châu Âu để cùng đạt được một thỏa thuận thương mại tự do đã sụp đổ ngay cả trước khi Trump trở thành tổng thống, một phần là do chính sự phản đối chính trị giữa người châu Âu.

Anh cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm của những người đối lập. Đứng đầu trong số họ là người lãnh đạo hiện nay của phe đối lập, Jeremy Corbyn.

Các chính trị gia Đảng Lao động cam kết sẽ chấm dứt thỏa thuận này nhằm bảo vệ các dịch vụ công cộng của Anh, chẳng hạn như ngành chăm sóc sức khỏe, từ các nguy cơ bị tấn công bởi sự nhâm nhập của các công ty Mỹ tìm kiếm lợi nhuận.

Hầu hết  các thỏa thuận tương lai đều gần như có khả năng sẽ hướng vào các vấn đề nóng như dịch vụ công cộng, bảo vệ người tiêu dùng, y tế và an toàn.

"Nhà đàm phán của Mỹ có thể sẽ yêu cầu được hưởng những chính sách bảo vệ cho ty đa quốc gia của họ để truy cập vào lĩnh vực dịch vụ y tế quốc gia như việc thâu tóm các hoạt động liên quan đến tân dược" Evenett nói. "Điều này sẽ gây ra những phản ứng dữ dội từ nhiều nhóm đối lập ở Vương quốc Anh và cả trong các chính trị gia".

Con bài của Trump

Cựu Tổng thống Obama cảnh báo Anh rằng đó sẽ là "phía cuối của danh sách chờ" cho một thỏa thuận thương mại nếu Anh rời khỏi EU.

Điều này đã thay đổi khi Trump nhậm chức và di chuyển lại mối quan tâm với Vương quốc Anh lên phía trước của hàng ưu tiên.

Nhưng Trump cũng đã thể hiện rất mạnh mẽ quan điểm hoàn toàn tách biệt với thế giới khi tuyên bố rằng thương mại toàn cầu là lừa đảo và chống lại Mỹ và đặc biệt nhấn mạnh sự tin tưởng và sự thất bại của toàn cầu hóa.

Trump đã từ bỏ các thỏa thuận thương mại mà ông coi là không công bằng và cam kết sẽ đàm phán lại.

Điều đó có ý nghĩa gì với một thỏa thuận để đàm phán lại từ đầu? Người Anh sẽ sớm tìm hiểu ra.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.