Tình báo Mỹ thất bại trong chiến dịch Crimea

Lính Nga ở Crimea
Lính Nga ở Crimea
TP - Trong số ra mới đây, tờ báo lớn của Mỹ The Wall Street Journal (WSJ) đã đăng một bài dài về thất bại của tình báo Mỹ trong “vụ Crimea”.

Theo WSJ, Nga đã gây khó khăn cho Mỹ trong việc thu thập thông tin tình báo về chiến dịch đang được chuẩn bị ở Crimea khiến cơ quan tình báo Mỹ không thể cung cấp cho chính quyền Tổng thống Obama một bản phân tích đủ chính xác.

Chẳng hạn, tình báo Mỹ đã không phát hiện được kế hoạch kiểm soát Crimea bằng những đơn vị quân Nga đã đồn trú tại đây. Việc nghe trộm các đường dây liên lạc giữa các nhà lãnh đạo Nga, các sĩ quan chỉ huy và binh lính cũng không giúp họ khẳng định chiến dịch Crimea sắp bắt đầu.

Nói cách khác, Nga đã bảo đảm được gần như tuyệt đối tính chất bí mật của chiến dịch Crimea. Tình báo Mỹ quả thật có được cảnh báo nhưng không có đủ thông tin để hiểu được chuyện gì sẽ xảy ra.

Để khẩn cấp lấp được “khoảng trống thông tin” đó, Mỹ đã tăng cường sử dụng hệ thống vệ tinh do thám cũng như tăng cường các thiết bị nắm bắt tín hiệu vô tuyến trên lãnh thổ Nga, Ukraine và các nước vùng Baltic.

Các quan chức Mỹ hy vọng làm như vậy sẽ có thể thu được thông tin về các kế hoạch của Tổng thống Putin từ trước khi chúng được đem ra thực hiện. Nhưng kết quả chẳng được là bao khiến chính quyền Obama đứng ngồi không yên.

Tình báo Mỹ thất bại trong chiến dịch Crimea ảnh 1

Cờ Nga kéo lên khắp Crimea

Những bằng chứng đầu tiên cho thấy Tổng thống Putin nhắm vào Crimea được tình báo Mỹ phát hiện vào tháng 12 năm 2013.

Theo đánh giá của tình báo Mỹ hồi đó, Mátxcơva có thể thực thi một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình ở Crimea nếu tình hình xấu đi. Bộ Chỉ huy không quân Mỹ ở châu Âu lập tức đề nghị Lầu Năm Góc theo dõi các căn cứ quân sự của Nga ở Crimea nhưng vẫn không phát hiện được điều gì khác thường.

Giờ đây, các quan chức Mỹ thiên về ý kiến cho rằng Nga đã bí mật tung quân vào Crimea nhưng theo từng nhóm nhỏ nên tình báo Mỹ đã không thể phát hiện ra.

Đầu tháng 2 năm 2014, Đại sứ Mỹ ở Ukraine đã gửi đến Crimea một nhóm nhà ngoại giao để quan sát tại chỗ tình hình. Phái bộ này tuy không thu được nhiều thông tin nhưng lại làm tăng thêm mối lo ngại trong các giới ngoại giao.

Bởi lẽ, theo thông báo của đại diện người Tartar ở Crimea, tại đây đang ráo riết thành lập những nhóm chính trị có khuynh hướng chống chính quyền mới ở Kiev. Nhưng ngay cả lúc đó cũng không ai nghĩ đến việc người Nga sẽ tiến vào Crimea.

Các quan chức Mỹ thiên về ý kiến cho rằng Nga đã bí mật tung quân vào Crimea nhưng theo từng nhóm nhỏ nên tình báo Mỹ đã không thể phát hiện ra.

Bước ngoặt xảy ra vào ngày 18/2, sau khi bùng phát bạo lực ở Kiev. Tình báo Mỹ lúc đó mới bắt đầu thực sự tính đến phương án Nga có thể can thiệp quân sự trong trường hợp thay thế chính quyền ở Kiev. Mối nghi ngờ tăng lên vào ngày 25/2, tức 4 ngày trước khi Mátxcơva đưa quân vào Crimea.

Vào hôm đó, Tùy viên quân sự Mỹ ở Mátxcơva nhận được tin báo là vào ngày 26/2 quân đội Nga sẽ tiến hành kiểm tra đột ngột các quân khu Tây, Trung tâm và Đông. Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, chiến thuật tương tự đã được sử dụng vào năm 2008, trong thời gian xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia.

Các dữ liệu từ hệ thống vệ tinh do thám cho thấy quân đội Nga tập trung gần biên giới Ukraine. Còn tại Crimea, binh sĩ Nga tuân theo một kỷ luật đặc biệt về những cuộc trao đổi vô tuyến. Tình báo Mỹ không phát hiện được bất kỳ một dấu hiệu gì về việc Nga sắp đổ bộ vào Crimea.

Ngày 26/2, Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) báo cáo với Tổng thống Obama và các quan chức cao cấp khác, khẳng định mục tiêu của Nga là Crimea và Nga đang chuẩn bị một chiến dịch chớp nhoáng. Nhưng tình báo Mỹ không bắt được những cuộc trao đổi qua điện thoại về vấn đề này giữa các quan chức Nga.

Một nguồn tin của WSJ thừa nhận là mãi đến ngày 27/2, tình báo Mỹ mới có được thông tin chính xác về việc các đơn vị quân Nga đang chiếm những cơ sở chiến lược ở Crimea. Cũng vào thời gian đó, Sứ quán Mỹ ở Mátxcơva gửi công văn khẩn cho Washington, thông báo cờ Nga đã xuất hiện trên trụ sở Nghị viện Crimea.

Sáng hôm sau, nhiều cơ sở chiến lược ở Crimea đã chuyển vào tay những tay súng không rõ danh tính mặc quân phục Nga nhưng không đeo cấp hiệu và phù hiệu. Vào ngày 28/2, trong khi Tổng thống Obama tuyên bố không cho phép ai vi phạm chủ quyền Ukraine thì Crimea đã hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Mátxcơva.

Theo Theo Inosmi.ru
MỚI - NÓNG
Mưa dông gián đoạn kéo dài tại Hà Nội
Mưa dông gián đoạn kéo dài tại Hà Nội
TPO - Thông tin dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, những ngày trong tuần tới đây (7 -9/5) khu vực miền Bắc, thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì mát mẻ do chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh yếu, gây mưa dông gián đoạn.