Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt ông Gadhafi

Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt ông Gadhafi
TPO - Tòa án Hình sự Quốc tế vừa ra lệnh bắt nhà lãnh đạo Libya - ông Moammar Gadhafi - hôm 27 - 6, với các cáo buộc tội ác chống lại loài người do giết hại dân thường, chống lại luật lệ khắt khe của ông trước đó.

> Thành viên Quốc hội Mỹ tố NATO muốn tiêu diệt Gaddafi 

Lệnh bắt của Tòa án Hình sự Quốc tế càng tăng thêm sức ép đối với chế độ của ông Gadhafi vốn đang ngày một rệu rã, sau những đợt tấn công dồn dập của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như khiến cánh cửa thỏa hiệp hòa bình để chấp nhận từ bỏ quyền lực của ông Gadhafi dần khép lại.

Ngoài ra, Tòa án Hình sự Quốc tế cũng phát lệnh bắt một số nhân vật khác, trong đó có Abdullah al-Sanoussi, Giám đốc Cơ quan tình báo Libya và con trai ông Gadhafi - Seif al-Islam Gadhafi, người được chọn tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha mình.

Cả ba đều bị cáo buộc tổ chức giết người, gây thương tích, bắt bớ và giam giữ bất hợp pháp đối với hàng trăm người dân và che đậy tội ác do mình gây ra.

Ông Sanji Monageng - Chánh án ở Botswana (Mỹ) nói, ông Gadhafi đã đi theo lối mòn của các nhà lãnh đạo Tunisia và Ai Cập, dùng mọi hình thức, kể cả vũ lực nhằm “khóa miệng” những người biểu tình chống đối và đòi lật đổ chính phủ. Hàng trăm dân thường đã bị giết, bị thương và bắt giữ. Hiện cũng đã có những cơ sở để khẳng định ông ta và con trai mưu sát và khủng bố dân thường.

Nhà Trắng cho rằng, quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế là thêm một dấu hiệu chứng tỏ, Gadhafi đã đánh mất sự hợp pháp của chính mình.

Trong khi đó, NATO nói, việc ban bố lệnh bắt này cũng nhằm tăng cường cho sứ mệnh của họ nhằm bảo vệ dân thường ở quốc gia bắc Phi này.

Tuy nhiên, Mohammed al-Qamudi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đại diện của chính phủ Libya, cho rằng: “Tòa án này chẳng có ý nghĩa gì với chúng tôi. Đó chỉ là vỏ bọc của NATO với động cơ chính trị. Hơn nữa, chúng tôi cũng đâu có tham gia vào Tòa án Hình sự Quốc tế. Rõ ràng, đó là công cụ chính trị nhằm gây áp lực, cũng như đe dọa đối với các nước có chủ quyền….”.

Do thiếu lực lượng cảnh sát, Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ “nhờ vả” lực lượng quân nổi dậy ở Libya để bắt giữ ông Gadhafi, những người mà bấy lâu nay vẫn đang nuôi hy vọng lật đổ chế độ độc tài ở đất nước này.

Tuy nhiên, B. Lynn Pascoe, người phụ trách các vấn đề chính trị của Liên Hợp Quốc lại cho rằng, lực lượng quân nổi dậy có ít lợi thế hơn so với lực lượng của ông Gadhafi. Họ đã không thể vào trung tâm đầu não của ông Gadhafi ở Tripoli, và khó có thể bắt giữ đngười đứng đầu.

Sau khi lệnh bắt được ban hành vài tiếng, hàng chục người ủng hộ chính quyền của ông Gadhafi đã tấn công dữ dội vào một khách sạn ở Tripoli, nơi có nhà báo nước ngoài được yêu cầu ở lại. Họ đã hô to khẩu hiệu ủng hộ nhà lãnh đạo.

Trong khi đó, hàng nghìn người phản đối ông Gadhafi tràn đến quảng trường Tự Do ở thành phố do quân nổi dậy kiểm soát Benghazi. Phụ nữ reo hò, nhảy múa, còn một số nam giới bắn súng vào không khí. Những người này hô to: “Máu của những anh hùng tử vì đạo sẽ không lãng phí” và “Tự do là đây. Chúng ta đã thắng”.

Vũ Kiều
Theo Yahoo

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).