Toan tính của các bên sau khi đánh bật IS khỏi Syria

Ảnh: Dailystar
Ảnh: Dailystar
TPO - Khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng liên tiếp thất bại tại các chiến trường Syria và Iraq, các bên tham chiến tại chiến trường Syria đang "đi trên dây" để hỗ trợ các đồng minh khu vực của mình trên thực địa nhằm tái chiếm những vùng do IS kiểm soát. Trong quá trình này đã nảy sinh những toan tính trong việc lấp khoảng trống quyền lực mà IS để lại tại Syria.

IS từng chiếm giữ khoảng 1/3 diện tích tại Syria, sau các cuộc tấn công của những bên tham chiến, diện tích lãnh thổ do IS chiếm đóng đã giảm xuống còn khoảng 50%. Tuy nhiên, những khu vực mà IS hiện nay đang chiếm đóng vẫn có giá trị chiến lược đối với tất cả các bên liên quan. 

Mỹ và đồng minh

Việc cách đây không lâu, quân đội Mỹ lần đầu tiên bắn hạ một máy bay chiến đấu S-22 của quân chính phủ Syria và hai máy bay không người lái của Iran, với lý do các máy bay này đe dọa các lực lượng đồng minh của họ trên thực địa.

Động thái này đánh dấu một sự leo thang căng thẳng đang bộc lộ một cuộc chiến quyền lực và khả năng xảy ra đối đầu trực tiếp trong kỷ nguyên hậu IS. 

Hiện tại, các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, dưới sự hỗ trợ của Mỹ, đang chiến đấu chống lại các nhóm quân IS nhằm giành lại Raqqa và các khu vực khác ở Bắc Syria.

Tuy nhiên trong quá trình này đã xuất hiện một số mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh.

Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Mỹ trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt lo ngại rằng sự hình thành một khu vực tự trị của người Kurd ở Bắc Syria có thể là tiền lệ cho gần 20 triệu người Kurd ở nước này đồng thời kích lệ chủ nghĩa phân lập của người Kurd ở trong nước. 

Hơn nữa, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng, chính quyền Paris không còn muốn thúc đẩy sự ra đi của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Sự thay đổi đột ngột trong chính sách của Pháp đối với Syria và cuộc khủng hoảng giữa Hội đồng hợp tác vùng Vịnh sau khi Saudi Arabia và một loạt các nước vùng Vịnh cắt đứt quan hệ với Qatar có thể góp phần làm tiêu tan những nỗ lực của Washington trong xây dựng một liên minh rộng lớn ở Syria đồng thời chắc chắn có lợi cho cả Nga và Iran. 

Nga và lực lượng quân đội Syria

Trong khi đó, lực lượng quân đội Syria - với sự hậu thuẫn của Nga - đã mở rộng các chiến dịch ở một số mặt trận nhằm bảo vệ khu vực biên giới giáp Iraq và Jordan cũng như vùng phía Nam tỉnh Aleppo.

Quân đội Nga và lực lượng quân đội Syria, đã triển khai lực lượng ở những khu vực chủ chốt ở phía Nam và Tây Raqqa, thủ phủ của IS ở Syria, và khu vực ngoại ô Deir al-Zour nhằm tấn công tổng lực nhằm vào nơi ẩn náu của nhóm trên trong trường hợp các lực lượng khác với sự hỗ trợ của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu giành ưu thế trên thực địa.

Đặc biệt, để hỗ trợ quân chính phủ Syria nhiều hơn nữa, Nga đã ngừng hợp tác với Mỹ trong không phận Syria, đồng thời cảnh báo rằng Moscow có thể nhằm vào bất cứ vật thể bay nào của liên quân do Mỹ chỉ huy khi vào khu vực không phận phía Tây sông Euphrates.

Trước đó, vào tháng 5, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã ký kết một thỏa thuận ở thủ đô Kazakh của Astana để thiết lập 4 "vùng an toàn" ở Syria trong ít nhất 6 tháng. Các nhà quan sát cho rằng "sự yên bình" này sẽ cho phép quân đội Syria tập trung vào các mặt trận chống các phiến quân IS. 

Quả thực, vài năm trở lại đây, việc Mỹ hỗ trợ cho các lực lượng người Kurd ở Syria đã làm bùng lên nhiều tranh cãi. Nhóm du kích người Kurd được coi là đồng minh quan trọng của lực lượng liên quân do Mỹ lãnh đạo trên thực địa. Trong khi đó, Damascus và Nga lại coi tất cả các lực lượng đối lập chống chế độ Assad là các nhóm khủng bố.

Theo đánh giá của các chuyên gia về Syria, việc các bên tham chiến tại Syria viện dẫn các lý do khác nhau để nhấn mạnh đến yếu tố địa-chính trị ở Syria là nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của chính họ.

Để giải quyết các cuộc xung đột ở Syria hiện nay cần phải theo đuổi những nỗ lực ngoại giao dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bao gồm cả tiến trình hòa giải hòa hợp dân tộc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và cam kết hỗ trợ nhân đạo.

Đặc biệt, các bên liên quan cần theo đuổi chiến lược dài hơi để duy trì hòa bình và ổn định góp phần triệt tiêu tận gốc rễ chủ nghĩa khủng bố. Và không vì các toan tính của riêng mình mà khiến cho Syria tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.