Triều Tiên hứng chịu bao nhiêu 'đòn' trừng phạt?

Triều Tiên hứng chịu bao nhiêu 'đòn' trừng phạt?
TPO - Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên đã phải đối mặt với những lệnh trừng phạt nào?

Triều Tiên hứng chịu bao nhiêu 'đòn' trừng phạt?

Con đường tơ lụa của Triều Tiên
> Ông Kim Jong Un gửi thông điệp xoa dịu căng thẳng với Hàn Quốc

TPO - Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên đã phải đối mặt với những lệnh trừng phạt nào?

Triều Tiên hứng chịu bao nhiêu 'đòn' trừng phạt? ảnh 1
 Ảnh: minh họa - Internet
 

Lần lại lịch sử

Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng phát. Chính quyền của Tổng thống Harry S.Truman căn cứ vào Luật mậu dịch nước đối địch, trừng phạt Triều Tiên trên mọi phương diện.

Lệnh trừng phạt gồm hàng loạt lệnh cấm vận về tài chính, thương mại, như việc đóng băng toàn bộ tài sản của Triều Tiên tại Mỹ, không cho phép các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ đầu tư vào nước này; không cho phép vận chuyển vũ khí, các sản phẩm công nghệ cao và toàn bộ vật tư mang tính chiến lược bao gồm lương thực sang Triều Tiên. Mãi đến tháng 6-2008, Chính phủ Mỹ mới chấm dứt lệnh trừng phạt này.

Năm 1987, Triều Tiên bị cáo buộc là gây ra vụ nổ máy bay chở khách của hãng hàng không dân dụng Hàn Quốc. Năm 1988, Mỹ tuyên bố đưa Triều Tiên vào danh sách “các nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố” và áp dụng lệnh trừng phạt với quốc gia này; hạn chế sự viện trợ của Mỹ đối với Triều Tiên; phản đối hoạt động cho Triều Tiên vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế…

Ngày 11-9-2001, Mỹ xảy ra vụ tấn công khủng bố vào hai tòa tháp đôi ở New York, trong bài phát biểu thông điệp liên bang năm đó, Tổng thống Mỹ George Bush đã xác lập danh sách các nước thuộc “trục ma quỷ”, Triều Tiên bị đưa vào danh sách này và đương nhiên Mỹ cũng tiến hành trừng phạt Triều Tiên.

Tháng 9-2005, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, Triều Tiên đã lợi dụng tài khoản ở Ngân hàng Banco Delta Asia ở Ma Cao để rửa tiền và làm giả đồng USD, hạ lệnh cho các tổ chức tài chính Mỹ chấm dứt các hoạt động giao dịch với ngân hàng Banco Delta Asia.

Sau đó, Chính phủ Mỹ đã cắt đứt mọi quan hệ với ngân hàng này và đóng băng nguồn tài sản trị giá 24 triệu USD của Triều Tiên.

Tháng 7-2006, Triều Tiên phóng thử tên lửa, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết số 1695, tuyên bố nghiêm cấm vận chuyển mọi vật tư và kỹ thuật liên quan đến tên lửa và vũ khí sát thương hàng loạt cho Triều Tiên.

Tháng 10-2006, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần đầu tiên, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết số 1718, tuyên bố nghiêm cấm chuyển giao, tiêu thụ hoặc chuyển nhượng mọi vật tư và kỹ thuật liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt cho Triều Tiên.

Khi cần có thể kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu của Triều Tiên, đồng thời đóng băng nguồn tài sản có liên quan đến cá nhân hoặc tổ chức ở ngoài biên giới của nước này.

Tháng 5-2009, Triều Tiên tuyên bố nổ thử thành công hạt nhân lần thứ hai, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết số 1874, tăng cường lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, gồm việc hạn chế xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng của Triều Tiên, nghiêm cấm mọi hoạt động cho vay của bên ngoài đối với Triều Tiên trừ mục đích nhân đạo.

Tháng 3-2010, sự kiện tàu Cheonan của Hải quân Hàn Quốc chở hơn 100 sĩ quan Hải quân Hàn Quốc đã bị đắm tại khu vực ngoài khơi đảo Baengnyeong trong biển Hoàng Hải, phía Tây Hàn Quốc. Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đã gài ngư lôi khiến tàu bị chìm. Tháng 7-2010, Mỹ tuyên bố lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, gồm việc đóng băng một phần tài sản của quốc gia này ở nước ngoài.

Tháng 12-2012, Triều Tiên tuyên bố phóng thành công phiên bản thứ hai của vệ tinh Kwangmyungsang-3. Tháng 1-2013, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết số 2087, yêu cầu Triều Tiên không được tiếp tục sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo phóng vệ tinh, đồng thời tuyên bố lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.

Trung Quốc: Triều Tiên chỉ là nước yếu

Các hãng truyền thông lớn của thế giới đưa tin có thể năm nay, Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 4, thứ 5. Do sự đối đầu giữa Bình Nhưỡng và cộng đồng quốc tế những ngày vừa qua không còn cơ hội để xoa dịu, việc quốc gia này tiếp tục đi vào con đường mạo hiểm hạt nhân là điều rất có thể xảy ra. Chắc chắn đến lúc đó, cục diện ở khu vực Đông Bắc Á càng thêm hỗn loạn, Thời báo Hoàn Cầu vừa đưa ra nhận định hôm 17-2-2013.

Hoàn Cầu thừa nhận, Bắc Kinh đang phải đối mặt với bài toán ngoại giao vô cùng khó khăn, Trung Quốc không có sự lựa chọn tốt nhất mà chỉ có thể nỗ lực hết sức để bài trừ tình huống xấu nhất. Trung Quốc cần né tránh để cục diện ngày càng leo thang.

Trung Quốc cần cắt giảm sự viện trợ đối với Triều Tiên để bày tỏ thái độ của mình đối với lần thử hạt nhân thứ ba của quốc gia này. Trung Quốc phản đối vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, sự phản đối này buộc phải được thể hiện thông qua hành động. Cho dù Bình Nhưỡng rất không hài lòng, Bắc Kinh cũng vẫn phải làm như vậy.

Bắc Kinh còn muốn nói với Bình Nhưỡng rằng, nếu quốc gia này tiếp tục phóng tên lửa chiến lược, tiếp tục nổ thử hạt nhân, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm viện trợ đối với Triều Tiên, lập trường của Trung Quốc rất kiên định trong vấn đề này.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục là bạn của Triều Tiên. Điều này không hề giả dối, hay nói cách khác Trung Quốc sẽ không bắt tay với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc để phong tỏa Triều Tiên trên biển và lục địa. Trung Quốc sẽ phản đối những nội dung cấp tiến có khả năng đe dọa đến chính quyền mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra trong các nghị quyết về Triều Tiền. Trung Quốc phản đối Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng sẽ không có sự quay ngoắt 180 độ trong lập trường của mình đối với Triều Tiên.

Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vô cùng phức tạp, Trung Quốc không có đủ sức để tháo gỡ nút thắt này một mình. Cộng đồng quốc tế không nên đòi hỏi Trung Quốc phải làm như vậy, bản thân Trung Quốc càng không nên ôm kỳ vọng đó. Khả năng của Trung Quốc chỉ có vậy, tất cả chúng ta đồng thời phải gánh vác trách nhiệm đối với vấn đề phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và sự an toàn của Triều Tiên. Sự đối địch giữa Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc không phải do Trung Quốc gây ra, để vấn đề được giải quyết một cách triệt để, các bên đều phải có trách nhiệm xoa dịu những xung đột đang rất căng thẳng trước mắt.

Với điều kiện các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên không làm ô nhiễm vùng Đông Bắc của Trung Quốc thì đây cũng là lập trường ổn định của Trung Quốc. Môi trường ở vùng Đông Bắc của Trung Quốc được đảm bảo an toàn và Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc không tấn công quân sự trực tiếp với Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc không phát triển vũ khí hạt nhân đều là tiền đề quan trọng để Trung Quốc giữ vững lập trường trên.

Cộng đồng quốc tế không thể ngăn cản được Triều Tiên tiến hành các hoạt động hạt nhân, nhưng nguyên tắc phi hạt nhân hóa trên bán đảo này không được từ bỏ, hàm nghĩa sâu xa của điều này là, các nước bên ngoài mãi mãi không bao giờ thừa nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân, không cho Triều Tiên quyền diễn ngôn mới. Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không thể tạo thành mối đe dọa chiến lược mang tính tấn công đối với các nước xung quanh, có thể lượng vũ khí này đủ để ngăn cản sự tấn công và lật đổ của thế giới bên ngoài đối với Triều Tiên, nhưng hoàn toàn không thể đủ để biến Triều Tiên thành quốc gia có khả năng tấn công nước khác. Triều Tiên vẫn là quốc gia yếu nhất trong cả khu vực, đây là điều không thể thay đổi.

Thực tế cho thấy, Triều Tiên càng tiến xa trên con đường sở hữu vũ khí hạt nhân thì sẽ càng bị cô lập. Mặc dù hành động này của Triều Tiên đã đe dọa đến lợi ích của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc sẽ không đứng cùng phe với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc để dồn Triều Tiên vào bước đường cùng, tuy nhiên, Trung Quốc cũng không có nghĩa vụ phải giúp Triều Tiên để hóa giải sự cô lập mà tự bản thân Triều Tiên gây ra, quốc gia này phải tự gánh chịu những hậu quả của chính mình tạo thành.

Vũ khí hạt nhân sẽ đem lại cho Triều Tiên những cái lợi không thực tế, đây là điều rất rõ ràng, hơn nữa có lẽ đây cũng là sự thật mà ai cũng đều nhìn thấy. Vị thế trên trường quốc tế của Triều Tiên được cải thiện hay không phụ thuộc vào việc quốc gia này có từ bỏ các hoạt động hạt nhân hay không. Phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên là điều kiện duy nhất.

Hoàn Cầu cũng khẳng định, Triều Tiên là một nước nhỏ, tuy nhiên hiện tại quốc gia này và các nước bên ngoài đều nghĩ đó là một nước lớn và đối xử như một nước lớn. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã thổi phồng mối đe dọa từ phía Triều Tiên, ngày càng kiềm chế và khiến Triều Tiên phải sợ. Bình Nhưỡng đang theo đuổi công cụ an toàn chiến lược mà chỉ có nước lớn mới có đủ khả năng thực hiện, đồng thời ngày càng đối đầu với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, con đường chiến lược quốc gia này sẽ ngày càng bị thu hẹp vì lạc lối.

Sự phồn vinh, thấu hiểu lẫn nhau ở khu vực Đông Bắc Á và quan tâm đến Triều Tiên là nền tảng đảm bảo sự ổn định cho khu vực. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc nên từ bỏ hy vọng lật đổ chính quyền Triều Tiên hiện nay. Nếu đã có điều kiện này, Triều Tiên cũng nên yên tâm làm một nước nhỏ hòa bình.

Không ai ở Đông Bắc Á muốn xảy ra chiến tranh, thái độ của Triều Tiên luôn tỏ ra rất cứng rắn, nhưng đây chính là quốc gia không đủ khả năng đối đầu với chiến tranh nhất. Những hành động lấy tấn công làm phòng thủ và phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp mọi hậu quả của Triều Tiên là bằng chứng thể hiện sự nóng vội, bất an vì thiếu cảm giác an toàn. Các nước cần phải tập trung xung quanh nhận thức này để triển khai các hoạt động ngoại giao ở khu vực Đông Bắc Á.

Trung Quốc không thể chèo lái chiều hướng phát triển của cục diện Đông Bắc Á, nhưng Bắc Kinh cần giữ vững lập trường rõ ràng. Quốc gia nào chịu phối hợp hay không chịu phối hợp với Bắc Kinh sẽ là tiền đề quyết định thái độ cụ thể của Bắc Kinh đối với nước đó.

Huy Long
Theo Thời báo Hoàn Cầu

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.