Trump - Putin và những khác biệt trong việc đối phó với Triều Tiên

Tổng thống Trump và Tổng thống Putin gặp mặt bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin gặp mặt bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Reuters
TPO - Phát biểu sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết Nga và Mỹ có chung mục tiêu nhưng khác chiến thuật trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Như giới phân tích dự đoán trước đó, vấn đề căng thẳng Triều Tiên là một trong những vấn đề khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin thảo luận căng thẳng trong cuộc gặp lần đầu diễn ra hôm qua, 7/7 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg (Đức).

Theo Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, ông Trump và người đồng cấp Putin bày tỏ những quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

"Mục tiêu cuối cùng của Nga cũng giống với Mỹ, đó là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng hai nước có sự khác biệt trong chiến thuật để đạt được mục tiêu đó", Ngoại trưởng Tillerson tiết lộ.

Đặc biệt, Washington không ủng hộ đề xuất trước đó của Moscow và Bắc Kinh, có nội dung yêu cầu quân đội Mỹ đình chỉ các cuộc tập trận ở Hàn Quốc để đổi lấy việc Triều Tiên "đóng băng" các cuộc thử tên lửa.

Thay vào đó, ông Tillerson nói rằng Mỹ muốn Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận về việc chấm dứt chương trình hạt nhân.

"Nếu nghiên cứu lịch sử 25 năm trở lại đây của Triều Tiên, chúng ta sẽ thấy việc tương tự với đề xuất vừa rồi của Nga và Trung Quốc đã từng được thực hiện. Nhưng mỗi khi nó được thực hiện, Triều Tiên đều tỏ ra không quan tâm và tiếp tục tiến hành chương trình nghiên cứu tên lửa - hạt nhân của mình.", ông Tillerson nói. "Dù vậy, chúng tôi chưa từng từ bỏ hy vọng".

Theo Ngoại trưởng Mỹ, Washington sẽ tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng bằng cách "theo sát các doanh nghiệp có quan hệ kinh tế với Triều Tiên, bất kể họ thuộc quốc gia nào." Ông Tillerson cũng đề cập đến Nga và nói rằng Moscow "có quan hệ kinh tế với Triều Tiên."

Trước đó, Mỹ từng cảnh báo nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực để ngăn chặn chương trình vũ khí của Triều Tiên, nhưng vẫn muốn tiến hạnh một biện pháp mang tính ngoại giao thay vì một hành động quân sự có thể để lại những hậu quả thảm khốc.

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.