Trung Quốc đuối lý, trơ lỳ sau phán quyết của Tòa Trọng tài

GS Jean-Marie Crouzatier trao đổi với phóng viên Tiền Phong tại Hà Nội. Ảnh: Thái An
GS Jean-Marie Crouzatier trao đổi với phóng viên Tiền Phong tại Hà Nội. Ảnh: Thái An
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Jean-Marie Crouzatier, Đại học Toulouse 1 Capitole (Pháp), nhận định, sau phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, Trung Quốc thấy mình đuối lý nên tiếp tục trơ lỳ, cũng sẽ không tham gia bất kỳ vụ kiện nào tương tự.

Đến nay, phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện Trung Quốc vẫn rất thời sự. Phán quyết liên quan tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines; phán quyết có tác động, ảnh hưởng đối với toàn bộ biển Đông; phán quyết mang tính chung thẩm, dù Trung Quốc không công nhận.

Tòa trọng tài đã chính thức phán quyết rằng, quyền lịch sử mà Trung Quốc đòi hỏi với vùng biển này không hề có giá trị pháp lý. Tòa án đã kết luận, các hoạt động của Trung Quốc trên các thực thể địa lý là hoàn toàn trái pháp luật. Như vậy, phán quyết của Tòa trọng tài liên quan tất cả các nước, các bên dính dáng tranh chấp ở Trường Sa. Như vậy, phán quyết rất là đáng lưu tâm, nhất là với Việt Nam. Trung Quốc đòi hỏi đường 9 đoạn nhưng Tòa đã bác bỏ. Đường 9 đoạn bao trùm hầu hết diện tích biển Đông và hoàn toàn trái với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc không nói rõ về đường 9 đoạn là về chủ quyền, quyền khai thác, quyền tài phán đối với vùng biển này. Chính quyền Trung Quốc lợi dụng sự lập lờ trong nội dung yêu sách đường 9 đoạn này. Theo phán quyết của Tòa trọng tài, đường 9 đoạn không hề có giá trị pháp lý nào. Như vậy, điểm quan trọng của vấn đề này có ý nghĩa đối với các bên liên quan, đặc biệt với Việt Nam, đối với chủ quyền với Trường Sa, Hoàng Sa. Việt Nam có hai lập luận rõ ràng. Thứ nhất, chủ quyền mang tính lịch sử, lâu đời, chiếm hữu lâu dài. Nhiều tài liệu cổ của Pháp chứng thực điều này. Thứ hai, luật quốc tế không thừa nhận chiếm hữu Hoàng Sa bằng vũ lực. Như vậy, việc Trung Quốc chiếm hữu Hoàng Sa bằng vũ lực là không có giá trị.

Phán quyết nêu rõ rằng, đòi hỏi của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Những lập luận pháp lý của họ là không có căn cứ. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn phủ nhận phán quyết này. Trung Quốc luôn từ chối tiến trình pháp lý. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thì họ càng có lý do để từ chối tham gia tố tụng. Vì họ biết là lập luận của họ không đủ cơ sở pháp lý, luôn bị bác bỏ. Vì thế, họ cũng sẽ không tham gia các vụ kiện sau vụ Philippines kiện họ. Hiện nay, có thể nói không thể có cơ chế tố tụng nào mà Trung Quốc chấp nhận.

Vì vậy, các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết nội khối cũng như tìm kiếm sự ủng hộ, tham gia của các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga… Ngoài ra, có thể tính đến một số giải pháp phụ như trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lãnh đạo các nước liên quan nêu ra vấn đề biển Đông. Trung Quốc có quyền phủ quyết, nhưng các nước vẫn phải nêu lên để cả thế giới hiểu rõ và ủng hộ mình, nhờ đó tình hình có thể tiến triển, thay đổi.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.