Trung Quốc khủng hoảng vì ô nhiễm môi trường

Hồ Sào Hồ, thuộc Hợp Phì, tỉnh An Huy chứa đầy chất độc
Hồ Sào Hồ, thuộc Hợp Phì, tỉnh An Huy chứa đầy chất độc
TPO-Trong số những “ngôi làng ung thư”, nơi ô nhiễm môi trường lớn đến mức dẫn đến gia tăng đột biến số người bị bệnh ung thư ở Trung Quốc phải kể đến làng Huangjiawa, tỉnh Sơn Đông.

Làng Huangjiawa trở thành biểu tượng của phong trào môi trường sau khi có thông tin đây là ngôi làng có tỉ lệ người mắc ung thư cao nhất trên thế giới.

Nhà máy luyện nhôm gần đó thải ra môi trường một lượng khổng lồ chất độc hại khiến toàn bộ giếng trong làng đều bị nhiễm độc.

Trung Quốc khủng hoảng vì ô nhiễm môi trường ảnh 1

Ông Zhang, một dân làng cho hay: “10 năm trước, nước ở sông của làng rất sạch, sạch hơn cả nước máy bây giờ”.

Một con sông ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Một con sông ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Ngôi làng này đã thu hút sự chú ý của nhà hoạt động Deng Fei, người khiến các cơ quan có thẩm quyền không thể ngó lơ trước những lời cáo buộc rằng chủ nhà máy luyện nhôm đã cố tình xả nước thải xuống dưới lòng đất.

Trung Quốc khủng hoảng vì ô nhiễm môi trường ảnh 3

Năm 2009, ông Deng Fei cho biết: “Nếu mọi thứ cứ tiếp tục diễn ra như thế này, tất cả chúng ta sẽ có ngày tận thế. Nếu vấn đề ô nhiễm nước ngầm không được giải quyết, không chỉ có nhiều người chết mà toàn bộ hệ thống y tế cũng sẽ phải hứng chịu hậu quả vì số lượng bệnh nhân ung thư”.

Trung Quốc khủng hoảng vì ô nhiễm môi trường ảnh 4

Tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã phải thừa nhận sự tồn tại của làng ung thư. Một báo cáo về môi trường cho biết, việc sản xuất và tiêu thụ các loại hóa chất độc hại bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn rất phổ biến ở Trung Quốc.

Theo tổ chức Hòa bình Xanh Đông Á, có khoảng 320 triệu người không thể tiếp cận với nguồn nước sạch ở Trung Quốc, 190 triệu người đang sử dụng nước có chứa hóa chất độc hại.

Phan Yến
Theo Dailymail

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.