Trung Quốc tuyên bố không bỏ rơi Triều Tiên!

Trung Quốc tuyên bố không bỏ rơi Triều Tiên!
TPO - Đó là lời tuyên bố được Hoàn Cầu đăng trên bài xã luận ngày hôm nay 12-3. Trung Quốc cho rằng, nếu “bỏ rơi” Triều Tiên, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều so với việc “bảo vệ”.

Trung Quốc tuyên bố không bỏ rơi Triều Tiên!

> Triều Tiên quyết 'chơi bài ngửa' với Trung Quốc

> Lãnh đạo Kim Jong Un gửi hàng trăm triệu USD tại Trung Quốc

 

TPO - Đó là lời tuyên bố được Hoàn Cầu đăng trên bài xã luận ngày hôm nay 12-3. Trung Quốc cho rằng, nếu “bỏ rơi” Triều Tiên, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều so với việc “bảo vệ”.

Các cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đang xây hàng rào gần cột mốc biên giới cắm quốc kỳ Triều Tiên và Trung Quốc ở thị trấn Tumen, tỉnh Jilin, Trung Quốc
Các cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đang xây hàng rào gần cột mốc biên giới cắm quốc kỳ Triều Tiên và Trung Quốc ở thị trấn Tumen, tỉnh Jilin, Trung Quốc. Ảnh: AP
 

Triều Tiên đã tuyên bố hủy hiệp định đình chiến, dư luận trong và ngoài nước nhiều người kêu gọi Trung Quốc nên điều chỉnh lớn chính sách Triều Tiên, thậm chí chủ trương cắt đứt tình anh em với Triều Tiên, tức cái gọi là “Thuyết bỏ rơi Triều Tiên”. Có hai lý do dẫn đến “Thuyết bỏ rơi Triều Tiên: Một là khoa học quân sự hiện đại phát triển với tốc độ cao, chiến tranh không gian dần dần thay thế chiến tranh lục quân, hải quân truyền thống, từ đó khiến bán đảo Triều Tiên mất đi ưu thế địa chính trị vốn có của mình, cái gọi là “lá chắn” và “vùng đệm” đã lỗi thời; Hai là chính quyền hiện nay của Triều Tiên là chính quyền chuyên chế, kinh tế lạc hậu, phát triển vũ khí hạt nhân một cách điên cuồng, bội tín với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Hoàn Cầu lại đưa ra quan điểm khác. Lý do thứ nhất, không cần phủ định, trong thời đại chiến tranh hiện đại công nghệ cao, chiến tranh ba chiều lục quân, hải quân và không quân có thể dễ dàng phá vỡ biên giới địa lý quốc gia, từ đó khiến cho ưu chế chiến lược của một số khu vực nào đó bị suy yếu đi. Chính vì thế lý thuyết địa chính trị truyền thống đã vấp phải những thách thức mới từ phía lý thuyết chiến tranh không gian ba chiều mới. Tuy nhiên không thể kết luận một cách đơn giản và phủ định hoàn toàn lý thuyết trò địa chính trị truyền thống.

Nhà địa chiến lược nổi tiếng của Mỹ Nicholas John Spykman đã từng đưa ra học thuyết “vùng đất rìa” được cả thế giới công nhận: “Người nào kiểm soát vùng đất rìa, người đó sẽ kiểm soát cả đại lục Âu Á; Người nào kiểm soát đại lục Âu Á, người đó sẽ quyết định vận mệnh của cả thế giới”. Theo lý thuyết của nhà chính trị học này, bán đảo Triều Tiên có thể coi là vùng đất rìa điển hình của thế giới, eo biển Triều Tiên là một trong những “yết hầu” của tuyến đường trên biển.

Giá trị chiến lược của bán đảo Triều Tiên có thể nói là mang tính vĩnh cửu. Cho dù là thuyết chủ quyền đại lục, thuyết chủ quyền vùng biển hay thuyết chủ quyền không gian, vấn đề then chốt của ba học thuyết này vẫn là tranh giành vị trí quan trọng này. Hiện nay đã xuất hiện cái gọi là “học thuyết chiến lược biên giới cao”, tức “kiểm soát khoa học công nghệ tiên tiến nhất + kiểm soát khu vực quan trọng = bá chủ thế giới”. Trên thực tế, sở dĩ Mỹ có thể giành quyền bá chủ thế giới phần lớn là dựa vào việc nắm bắt các vị trí quan trọng này.

Hoàn Cầu nhấn mạnh, lịch sử và hiện thực của bán đảo Triều Tiên đã chứng minh cho những luận điểm trên. Bán đảo Triều Tiên cách thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc chỉ trong gang tấc, luôn là vùng đất chiến lược quan trọng được Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đấu trí tạo thế đối trọng. Hiện tại Mỹ đã trở lại châu Á Thái Bình Dương, vị thế chiến lược của bán đảo triều Tiên không những không giảm đi, mà lại càng nổi bật hơn.

Có thể nói, bán đảo Triều Tiên là vùng hạt nhân để Mỹ thực hiện ý đồ kiểm soát châu Á Thái Bình Dương và Đông Bắc Á, đồng thời cũng là một trong những vùng đất quan trọng để Mỹ kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đồng thời bán đảo Triều Tiên cũng là thanh gươm sắc để Trung Quốc chống lại Mỹ giành thế đối trọng. Ở đây còn phải đặc biệt nhấn mạnh rằng, không thể cho rằng Trung Quốc chỉ coi trọng vị thế chiến lược của phía Bắc bán đảo Triều Tiên mà coi nhẹ vùng phía Nam và con đường quan trọng đi qua eo biển Triều Tiên. Dư luận quốc tế không ít người cho rằng “bán đảo Triều Tiên – Triều Tiên”, đây là một sự ngộ nhận lớn.

Lý do thứ hai mà Hoàn Cầu đưa ra cũng là sự ngộ nhận. Dư luận cho rằng, quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên chủ yếu xuất phát từ hình thái ý thức hoặc “tư duy Chiến tranh lạnh”. Thực tế là sau khi hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, Trung Quốc đã vượt qua cái gọi là hình thái ý thức. Quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên đã trở thành quan hệ quốc gia thông thường. Trung Quốc không hoàn toàn đồng tình với chính sách trong nước và đối ngoại của Triều Tiên, đặc biệt là kiên quyết phản đối chính sách sở hữu hạt nhân của quốc gia này, giữa hai nước cũng tồn tại một số mâu thuẫn riêng. Tuy nhiên, Trung Quốc không bao giờ can thiệp vào các sự vụ trong nước của Triều Tiên, nguyên tắc này cũng giống như với bất kỳ quốc gia nào khác.

Hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc không phải là nước xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đều giữ quan hệ lân bang hữu hảo với họ. Trung Quốc hết sức coi trọng mối quan hệ với Hàn Quốc, sự thân thiện này không hề thua kém mối quan hệ Trung Quốc. Nếu nói Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Trung -Triều hơn quan hệ Trung – Hàn là không phù hợp với thực tế. Trung Quốc coi trọng Triều Tiên và cũng coi trọng Hàn Quốc, “bảo vệ Triều Tiên” cũng “bảo vệ Hàn Quốc”, vị thế chiến lược của hai quốc gia này đều quan trọng đối với Trung Quốc. Trung Quốc - Triều Tiên, Trung Quốc – Hàn Quốc, Trung Quốc – Mỹ đều cần có sự hợp tác, nhưng đều có mâu thuẫn và xung đột riêng. Tuy nhiên, hợp tác vẫn là hợp tác, tồn tại vẫn là tồn tại, không thể chỉ chú trọng cái này mà để mất cái kia.

Hoàn Cầu cho rằng, “Thuyết bỏ rơi Triều Tiên” ngoài sự ngộ nhận đã nêu ra ở trên, còn không hiểu được hậu quả xấu do việc “từ bỏ” gây ra. Do mất đi sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên sẽ càng mất cân bằng. Nếu các thế lực bên ngoài chen vào, hậu quả đơn giản nhất là hai miền Nam Bắc xảy ra chiến tranh, vô số nạn dân bỏ chạy, nghiêm trọng hơn là vũ khí hạt nhân được tung ra và thất thoát ra ngoài, hậu quả sẽ không thể lường trước được. Kể cả miền Nam dùng vũ lực thể thống nhất miền Bắc, nhưng quân dân phía Bắc đâu có ngoan ngoãn đầu hàng? Kết quả chắc chắn là nội chiến liên miên, viễn cảnh chắc chắn không khác gì Trung Đông.

Một bán đảo Triều Tiên bất ổn sẽ không có lợi cho Trung Quốc, cũng không có lợi cho cả vùng Đông Á, và Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ đều là người phải chịu hậu quả. Cái giá phải trả của việc “bỏ rơi Triều Tiên” sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc “bảo vệ Triều Tiên”. Đương nhiên, nếu nội bộ phía Bắc xảy ra những biến cố mang tính lật ngược thế cờ thì đó lại là vấn đề khác. Quốc gia này chỉ có thể tự gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra, không ai có thể cứu được họ. Chiến lược mà Trung Quốc cần phải xem xét là: duy trì sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên, không thể vì sự yêu ghét Triều Tiên nhất thời mà đưa ra những quyết sách nóng vội.

Huy Long
Theo Hoàn Cầu

Theo Dịch
MỚI - NÓNG