Ukraine đóng cửa không phận với toàn bộ máy bay Nga

Một cảng hàng không của Ukraine. Ảnh minh họa: TASS.
Một cảng hàng không của Ukraine. Ảnh minh họa: TASS.
Căng thẳng Ukraine - Nga tiếp tục leo thang khi ngày hôm qua 25/11 ngay sau khi Moscow ngừng bán khí đốt cho Kiev, trong khi Ukraine cũng đóng cửa không phận hoàn toàn với Nga.

Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày 25/11 cho hay chính phủ của ông đã quyết định đóng cửa không phận với tất cả máy bay Nga. Lệnh cấm bay được áp dụng cả với các phi cơ quân sự và dân sự của Nga.

Ông Yatsenyuk nói, quyết định đóng cửa không phận này là vì lý do an ninh quốc gia cũng như để đáp trả lại các hành động của Nga.

Tháng trước, Kiev đã cấm tất cả hãng hàng không của Nga bay vào không phận Ukraine nhưng máy bay Nga vẫn được phép bay qua không phận Ukraine. Với quyết định mới này, toàn bộ máy bay Nga thậm chí không được phép bay quá cảnh qua không phận Ukraine.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Ukraine-Nga tiếp tục căng thẳng kể từ sau khi Nga cho sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014. Cũng trong ngày 25/11, Gazprom, tập đoàn khí đốt lớn nhất Nga, cho biết chính thức ngừng bán khí đốt cho Ukraine do Kiev không thanh toán trước. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố họ ngừng mua khí đốt từ Gazprom bởi có thể mua được khí đốt giá rẻ hơn từ các quốc gia khác.

Việc ngừng cung cấp khí đốt diễn ra chưa đầy 2 tháng sau khi Ukraine và Nga ký kết thỏa thuận mà EU làm trung gian mà theo đó Nga phải đảm bảo nguồn cung khí đốt cho Ukraine đến hết tháng 3/2016. Cũng theo thỏa thuận này, Nga đồng ý hạ giá bán cho Ukraine xuống mức ngang bằng với giá bán cho các nước lân cận khác, từ 251 USD/1.000m3 xuống còn 230 USD/1.000m3.

Giám đốc điều hành của Gazprom, ông Alexei Miller, hôm qua cảnh báo rằng nguồn cung khí đốt cho Ukraine và EU có thể bị gián đoạn do quyết định của Gazprom. Điều này là bởi Nga sử dụng các đường ống của Ukraine để vận chuyển một phần khí đốt cho các nước châu Âu. Việc Ukraine từ chối mua khí đốt Nga sẽ đe dọa hoạt động trung chuyển khí đốt qua Ukraine cũng như cho người tiêu dùng Ukraine trong mùa đông tới.

Người đứng đầu Gazprom cũng cho biết thêm, Ukraine đã mua khí đốt dự trữ cho mùa đông suốt 2 tháng qua nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ cho mùa đông sắp tới.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.