Vì sao Mỹ không tấn công Triều Tiên như đã làm với Syria?

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, tên lửa Triều Tiên diễu hành qua quảng trường Kim Nhật Thành ngày 15/4/2017. Đây được coi là cuộc diễu binh phô trương sức mạnh quân sự của Triều Tiên. (Ảnh: CNN)
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, tên lửa Triều Tiên diễu hành qua quảng trường Kim Nhật Thành ngày 15/4/2017. Đây được coi là cuộc diễu binh phô trương sức mạnh quân sự của Triều Tiên. (Ảnh: CNN)
TPO - Mặc dù chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ ra rằng hành động quân sự đối với Triều Tiên là một trong số những lựa chọn đang được xem xét, nhưng thực tế không diễn ra như vậy.

Dưới đây là 5 lý do chính khiến Mỹ không tấn công Triều Tiên.

1. Tại sao Mỹ không thể tấn công Triều Tiên như Syria?

Về mặt kỹ thuật, Bán đảo Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh. Hiệp định ngừng chiến đã được ký kết vào ngày 27/7/1953 giữa Washington và Bắc Kinh.

Nếu Mỹ khởi động cuộc tấn công vào Triều Tiên, coi như họ đã phá vỡ Hiệp ước đã được Liên hợp quốc thông qua.

2. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa Triều Tiên và Syria là gì?

Trong khi Syria được cho là đã theo đuổi vũ khí hạt nhân, thì năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mới chín muồi trong những năm gần đây.

Bình Nhưỡng đã tiến hành năm vụ thử nghiệm hạt nhân và tuyên bố đã thành công trong việc "thu nhỏ" đầu đạn hạt nhân, mặc dù các tuyên bố như vậy chưa bao giờ được xác minh độc lập.

Triều Tiên đã gặp phải các thất bại đáng xấu hổ khi phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan năm ngoái. Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự tin rằng Triều Tiên đã học được từ những thất bại đó và thậm chí trong vòng 4 năm nữa họ có thể phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể phóng tới Mỹ, trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.

3. Tại sao Trung Quốc đứng về Triều Tiên nếu bị Mỹ tấn công?

Trung Quốc là nước có ảnh hưởng lớn đối với Triều Tiên. Năm 1961, hai nước đã ký Thoả ước Hữu nghị Hợp tác Hỗ trợ lẫn nhau Trung- Triều, trong đó cả hai bên đều có nghĩa vụ cung cấp viện trợ quân sự và các trợ giúp cho phía bên kia trong trường hợp có cuộc tấn công từ bên ngoài. Hiệp ước này đã được kéo dài hai lần, và có hiệu lực cho đến năm 2021.

4. Tại sao Trung Quốc khăng khăng giải pháp hòa bình và phản đối lựa chọn quân sự của Mỹ?

Trung Quốc quan ngại rằng các tỉnh biên giới của họ sẽ bị tràn ngập những người tị nạn Triều Tiên nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ. Từ quan điểm địa chính trị, Bắc Kinh xem Bình Nhưỡng như một vùng đệm quyền lực để đối chọi với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

5. Ngoài Trung Quốc, còn quốc gia nào phản đối một cuộc tấn công quân sự chống lại Bình Nhưỡng?

Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều không muốn chiến tranh. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cách biên giới Triều Tiên khoảng 40 km và rất dễ bị tổn thương trước cuộc tấn công của Triều Tiên.

Sam Gardiner, một đại tá Không quân về hưu, được trích dẫn trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí The Atlantic rằng, Mỹ không thể bảo vệ Seoul ít nhất trong 24 giờ hoặc 48 giờ đầu tiên nếu chiến tranh nổ ra.

Mặc dù cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bị tranh luận tranh luận gay gắt về vụ đánh bom lò phản ứng Yongbyon vào năm 1994, ông đã bị các quan chức quốc phòng của mình thuyết phục rằng, cường độ chiến đấu với Triều Tiên sẽ cao hơn bất kỳ nước nào trên thế giới đã được chứng minh kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên cuối cùng.

Theo Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.