Đại sứ Ted Osius:

Việt - Mỹ cần những quyết định táo bạo

Đại sứ Mỹ Ted Osius phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 6/3. Ảnh: Trúc Quỳnh
Đại sứ Mỹ Ted Osius phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 6/3. Ảnh: Trúc Quỳnh
TP - Ngày 6/3, trong bài phát biểu trước sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, nhấn mạnh hàng loạt lĩnh vực mà hai nước đang hợp tác từ khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013. Đại sứ Osius nói rằng, chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ trong năm nay theo lời mời của phía Mỹ “sẽ giúp đưa mối quan hệ Đối tác Toàn diện tiến về phía trước”. Hiểu nhau hơn về quốc phòng, an ninh Đại sứ Mỹ cho rằng, quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh song phương đóng vai trò quan trọng trong quá trình nổi lên của Việt Nam với tư cách là một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Hai nước tiếp tục đạt được những tiến bộ vững chắc trên cả 5 lĩnh vực ưu tiên đã nhất trí về hợp tác quốc phòng: an ninh biển, đối thoại cấp cao, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, và các hoạt động giữ gìn hòa bình. Việc tiến hành thường xuyên các chuyến thăm quân sự cấp cao giúp cả hai bên hiểu và trở nên thoải mái với nhau hơn; sự hiểu biết lẫn nhau này đang biến lời nói thành hành động, ông Osius nói. “Tập trung vào việc hiện đại hóa năng lực phòng thủ, Việt Nam có thể sẽ tìm đến các đối tác truyền thống của mình. Điều này có thể hiểu được. Việt Nam cần có nhiều bạn bè, nhất là ở trong một khu vực phức tạp và năng động như thế này. Tuy nhiên, Mỹ có nhiều đề xuất nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”, ông Osius nói. Đại sứ khẳng định, Mỹ cũng mong muốn có hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại biển Đông. Ông nhắc lại lời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, rằng Mỹ “quan tâm sâu sắc đến phương thức hành xử của một số nước trong việc theo đuổi những tuyên bố chủ quyền của họ. Việc đe dọa, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên tuyên bố chủ quyền nào… đều không thể chấp nhận được”. Đại sứ Mỹ nói: “Chúng tôi tin rằng, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tất

Ngày 6/3, trong bài phát biểu trước sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, nhấn mạnh hàng loạt lĩnh vực mà hai nước đang hợp tác từ khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013. Đại sứ Osius nói rằng, chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ trong năm nay theo lời mời của phía Mỹ “sẽ giúp đưa mối quan hệ Đối tác Toàn diện tiến về phía trước”.

Hiểu nhau hơn về quốc phòng, an ninh

Đại sứ Mỹ cho rằng, quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh song phương đóng vai trò quan trọng trong quá trình nổi lên của Việt Nam với tư cách là một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Hai nước tiếp tục đạt được những tiến bộ vững chắc trên cả 5 lĩnh vực ưu tiên đã nhất trí về hợp tác quốc phòng: an ninh biển, đối thoại cấp cao, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, và các hoạt động giữ gìn hòa bình. Việc tiến hành thường xuyên các chuyến thăm quân sự cấp cao giúp cả hai bên hiểu và trở nên thoải mái với nhau hơn; sự hiểu biết lẫn nhau này đang biến lời nói thành hành động, ông Osius nói.

“Tập trung vào việc hiện đại hóa năng lực phòng thủ, Việt Nam có thể sẽ tìm đến các đối tác truyền thống của mình. Điều này có thể hiểu được. Việt Nam cần có nhiều bạn bè, nhất là ở trong một khu vực phức tạp và năng động như thế này. Tuy nhiên, Mỹ có nhiều đề xuất nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”, ông Osius nói. Đại sứ khẳng định, Mỹ cũng mong muốn có hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại biển Đông. Ông nhắc lại lời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, rằng Mỹ “quan tâm sâu sắc đến phương thức hành xử của một số nước trong việc theo đuổi những tuyên bố chủ quyền của họ. Việc đe dọa, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên tuyên bố chủ quyền nào… đều không thể chấp nhận được”.

Đại sứ Mỹ nói: “Chúng tôi tin rằng, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện tự kiềm chế, đặc biệt là về các hoạt động cải tạo thực địa quy mô lớn để biến đổi các bãi đá và bãi ngầm thành những tiền đồn có thể dễ dàng quân sự hóa. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa tại biển Đông, nơi vận chuyển qua lại của một nửa lượng hàng hóa thế giới”.

Đại sứ Mỹ cho rằng còn nhiều điều hai nước có thể cùng nhau làm để duy trì hòa bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực. “Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình. Tuy chúng ta chia sẻ một lịch sử phức tạp, tôi tin rằng, chúng ta cũng chia sẻ một tương lai tươi sáng”, ông Osius nói.

Giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại

Ông Osius cảm ơn Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Mỹ tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. “Các đội tìm kiếm làm việc không biết mệt mỏi để khai quật các địa điểm và lần theo các đầu mối thông tin, và hai nước chúng ta đang chia sẻ những kiến thức chuyên môn mà có thể giúp tìm kiếm hiệu quả hơn những quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh. Các nỗ lực này đã và vẫn là rất quan trọng để xây dựng lòng tin giữa hai nước chúng ta”, Đại sứ Mỹ nói.

Mỹ đã chi hơn 65 triệu USD cho việc xử lý ô nhiễm dioxin và 80 triệu USD cho việc xử lý ô nhiễm bom mìn chưa nổ. Năm nay, Mỹ tăng gấp đôi khoản đóng góp hằng năm lên tới hơn 10 triệu USD. Ông Osius cho rằng, vài năm tới, có thể tỉnh Quảng Trị sẽ được dọn sạch các loại bom mìn chưa nổ.

Về hướng hợp tác trong tương lai, ông Osius nhắc lại lời của Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, rằng “không có điều gì là không thể”, như hoàn tất đàm phán để biến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành hiện thực, thúc đẩy các mối quan hệ theo kênh đảng giữa hai quốc gia để xây dựng năng lực và quản trị nhà nước hiệu quả, mở các chuyến bay thẳng giữa hai nước, Mỹ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam…

Đại sứ Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ kinh tế và thương mại, TPP, hợp tác khoa học và công nghệ với thành tựu đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định 123 về năng lượng hạt nhân dân sự, tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng các nguồn năng lượng của mình và hợp tác hạt nhân chặt chẽ hơn trong các thập kỷ tới. Về vấn đề nhân quyền, ông nói rằng, hai nước đã đạt được tiến bộ.

MỚI - NÓNG