Việt Nam được đánh giá cao về Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Việt Nam được đánh giá cao về Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Theo Báo Giám sát toàn cầu 2005 Việt Nam giảm nghèo từ tỷ lệ 51% dân số năm 1999 xuống còn 21% năm 2002
Việt Nam được đánh giá cao về Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ảnh 1
Ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố Báo cáo Giám sát toàn cầu 2005 đánh giá 5 năm thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến năm 2015 phải giảm được một nửa đói nghèo trên toàn thế giới. Trong 5 năm qua, nhiều nước đã cải thiện rõ rệt chính sách kinh tế,  quản trị quốc gia. Trung Quốc và Việt Nam được đánh giá cao trong công cuộc giảm đói nghèo.

Theo báo cáo, Việt Nam giảm nghèo từ tỷ lệ 51% dân số năm 1999 xuống còn 21% năm 2002. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh ở Trung Quốc và Việt Nam đã tạo cho các nước khác nguồn hi vọng. Báo cáo đánh giá, mục tiêu đến năm 2015 giảm nghèo một nửa có thể đạt được trên toàn cầu, trừ châu Phi hạ Sahara nếu vùng này không đẩy nhanh tiến độ.

Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, ông Klaus Rohland cho biết thêm, hiện vẫn còn khoảng 20 triệu người Việt Nam sống trong đói nghèo. Theo ông, phát triển kinh tế bền vững có thể giảm nghèo cho nhiều người ở gần ngưỡng thoát nghèo, cụ thể là cư dân ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, nơi có khả năng tiếp cận với thị trường, có nhiều cơ hội đa dạng hoá sản xuất chứ không chỉ dựa vào nông nghiệp.

Ông Klaus Rohland cảnh báo, tốc độ giảm nghèo ở Việt Nam được đánh giá cao, nhưng cần chú ý đến các nhóm dân cư khác mà tăng trưởng kinh tế chưa giúp họ thoát nghèo. Đó là những người ở vùng sâu, vùng xa, dân nhập cư vào các thành phố...

MỚI - NÓNG