Bóng đá có “dây”

Với gần 20 cầu thủ mới trong đội hình, N.SG (trái) có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng được một lối chơi có bài miếng
Với gần 20 cầu thủ mới trong đội hình, N.SG (trái) có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng được một lối chơi có bài miếng
Không ai dám khẳng định chuyện bè phái hay dây nhợ như thời bóng đá bao cấp bây giờ đã dứt hẳn. Chuyện nhường điểm để làm nền cho người anh em bay cao, hay giang tay cứu kẻ sắp chết đuối cũng không hiếm.
Với gần 20 cầu thủ mới trong đội hình, N.SG (trái) có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng được một lối chơi có bài miếng
Với gần 20 cầu thủ mới trong đội hình, N.SG (trái) có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng được một lối chơi có bài miếng.

Tuy nhiên, ngay cả ở những vụ “áp-phe” chuyển nhượng, cơ chế vận hành đội bóng, chuyện chạy “dây” tìm suất đá chính (hay thậm chí chỉ là được ngồi dự bị, vào sân 5 phút…, để chia thưởng), cũng đã là chuyện thường ngày ở huyện, khi V-League sắp bước qua tuổi 11. Điều quan trọng nhất, phải là tìm đúng “dây”.

1. Không thể không choáng, khi lướt qua danh sách chuyển nhượng (vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại) của Navibank.SG ở năm thứ 2 dưới triều đại HLV Mai Đức Chung. Ngót 20 cái tên phải chuyển đi sau V-League 2010, đồng nghĩa chừng ấy con người vừa cập bến. Những gì đã và đang diễn ra ở Navibank.SG, làm người ta liên tưởng đến V.NB, đội bóng vẫn được ví như trạm trung chuyển cầu thủ (và cả HLV) cho phần còn lại. Người ta vẫn kỳ vọng, nó chỉ là hiện tượng chứ không phải bản chất của V-League.

Trên thực tế, cuộc thay máu hàng loạt ở đại bản doanh Trung tâm Công an TP.HCM đã được dự báo từ trước và nó bắt đầu manh nha từ giai đoạn 2 V-League 2010. HLV Mai Đức Chung được lãnh đạo bật đèn xanh, nên chẳng có lý do gì, ông lại không lấy “người của mình”, để gia cố sức mạnh chinh phục cũng như nâng cấp tham vọng cho đội bóng.

Một bản hợp đồng còn đi liền với rất nhiều quyền lợi. Và nếu để ý, gần như hết thảy các bản hợp đồng về với Navibank.SG ở mùa này, đều rất “đúng dây, đúng cạ”.

Đã có sự đồng thuận rất cao, từ ông chủ, đến những người điều hành trực tiếp đội bóng, HLV và các tay môi giới. Rất khó để một cầu thủ đơn thương độc mã có thể chen chân vào, dù chỉ là một bản hợp đồng rẻ hơn mức giá sàn.

2. V.NB đã tiêu tốn rất, rất nhiều tiền, cho việc tuyển mộ hiền tài, nhưng thành tích vẫn bết bát. Đơn giản, người Ninh Bình đã làm bóng đá chỉ với tiêu chí là cố gắng gặt hái thành tích một cách nhanh nhất có thể. Hoàn toàn có thể khẳng định như thế, bởi cơ chế ngắn ngày mà người điều hành V.NB đã vẽ ra. Đế chế cũ không còn tồn tại ở đất cố đô, nhưng tại V-League 2011, thầy trò HLV trẻ Nguyễn Văn Sỹ sẽ trở lại với xuất phát ở điểm thấp nhất có thể. Có muốn khác cũng không được, bởi thực trạng của đội bóng chỉ là gã khổng lồ chân đất sét.

Navibank.SG lúc này đã là tập hợp của rất nhiều cầu thủ có số má. Chốt chặn cuối cùng là Phan Văn Santos; trung vệ Anh Tuấn; cặp tiền vệ trung tâm Tài Em – Trường Giang; tuyến trên có Quang Hải, Leandro de Oliveira và Almeida… Nhưng, cần phải lưu ý rằng, nhiều ngôi sao chưa chắc đã làm nên một đội bóng mạnh. Công việc của HLV Mai Đức Chung sẽ không đơn thuần chỉ là xua tất cả những tinh binh vào sân, mà phải xây dựng được một lối chơi có bài miếng. Chưa bàn tới chuyện năng lực huấn luyện, riêng điều này cũng cần phải có thời gian.

Tính ổn định là điều vô cùng quan trọng, với bất cứ đội bóng giàu tham vọng nào. Tuy nhiên, để đạt được đến cái ngưỡng này, có thể Navibank.SG phải hy sinh cả giai đoạn 1 của V-League 2011.

Đã có không ít trường hợp các cầu thủ bị đì sát ván. Việc nhốt trên băng ghế dự bị, đã là nhẹ; chuyện đi – ở, có được bản hợp đồng với đội bóng mới, còn khó gấp vạn. Tình huống của Cao Xuân Thắng (SLNA) hay Vũ Ân (B.BD)…, là những ví dụ mới nhất. Thân cô, thế cô, lại không giỏi quan hệ, nên phải chịu. Người ta (ở đây là những người đứng đầu CLB) không loại trừ cả những chiêu bài không đẹp, như việc phát đi các thông điệp không hay, thậm chí phao tin kỷ luật.

 Theo Thể thao văn hóa

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG