Chuyện chưa kể về những bộ quần áo của các ĐTQG

Trang phục hiện tại của ĐTQG có xuất xứ từ một thương hiệu ở Đông Nam Á. Ảnh: VSI.
Trang phục hiện tại của ĐTQG có xuất xứ từ một thương hiệu ở Đông Nam Á. Ảnh: VSI.
TP - Đằng sau vấn đề mua sắm quần áo cho các ĐTQG là cả một câu chuyện dài mà không phải ai cũng rõ.

Ngày 21/3 vừa qua, VFF đã tổ chức lễ công bố trang phục thi đấu chính thức năm 2017 cho các ĐTQG. Đây là nhà tài trợ trang phục thứ 3 của các ĐTQG trong vòng 10 năm qua. Cuối năm 2008, sau khi ĐT Việt Nam lần đầu tiên đoạt chức vô địch AFF Cup, VFF cũng kết thúc cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng với một thương hiệu tài trợ trang phục tầm cỡ toàn cầu để ký kết một hợp đồng lịch sử với bóng đá Việt Nam.

Gọi là lịch sử bởi đây là đầu tiên VFF ký được một thỏa thuận cho phép toàn bộ các ĐTQG được mặc cùng một loại trang phục, mà lại của một thương hiệu hàng đầu thế giới từ Mỹ, còn trước kia các nhà tài trợ trang phục cũ của VFF thường chỉ nhận lời cung cấp quần áo cho ĐT nam, ĐT nữ và ĐT U23 mà thôi, còn các ĐTQG trẻ thì gần như bị bỏ qua. Lúc đấy, đối tác có đề nghị VFF ký hợp đồng có thời hạn gần 10 năm, gồm cả thời gian chính thức và thời gian gia hạn. Tuy nhiên, lãnh đạo VFF dù rất muốn song không thể nhận lời vì theo nguyên tắc VFF nhiệm kỳ nào thì chỉ được ký hợp đồng có thời hạn trong nhiệm kỳ của mình.

Đến khi hợp đồng giữa VFF và nhà cung cấp trang phục từ Mỹ đáo hạn và 2 bên đang tiến hành thương thảo, thì lại xảy ra vụ dàn xếp tỷ số của một số cầu thủ V.Ninh Bình ở AFC Cup và một số cầu thủ Đồng Nai ở V-League 2014, khiến cho mọi nỗ lực của VFF nhằm níu giữ nhà cung cấp trang phục này bị đổ xuống sông xuống biển.

Trong lúc thời gian gấp gáp vì AFF Cup 2014 đã cận kề mà ĐTQG vẫn chưa có nhà tài trợ trang phục mới để thay thế, VFF đã lựa chọn ký kết hợp đồng với một đối tác trong khu vực Đông Nam Á. Ngay từ thời điểm ấy đã có lời ra tiếng vào xung quanh bản hợp đồng này, vì nhiều ý kiến cho rằng trong khi đa số các ĐTQG ở Đông Nam Á đều mặc trang phục có xuất xứ Mỹ hoặc châu Âu, thì ĐT Việt Nam lại sử dụng quần áo của một nhà cung cấp từ Đông Nam Á.

Giải thích về vấn đề này, một lãnh đạo VFF cho biết: “Thực ra chúng tôi đã làm việc với rất nhiều nhà cung cấp trang phục khác nhau, trong đó có cả một đối tác tên tuổi từ châu Âu đang hoạt động ở Việt Nam và có tài trợ trang phục cho một số CLB ở V-League. Tuy nhiên, đối tác này lại chỉ muốn tài trợ cho một số ĐTQG nhất định theo đề xuất của họ, trong khi VFF đang quản lý tới 10 ĐTQG. Nếu ký hợp đồng với họ thì chỉ ĐT nam, ĐT nữ và ĐT U23 mới được mặc quần áo hàng hiệu, còn các ĐT trẻ và ĐT futsal lại không được đưa vào diện tài trợ”.

Cũng theo vị lãnh đạo này, được ký hợp đồng với một nhà cung cấp trang phục có tầm cỡ toàn cầu là vinh dự lớn với bóng đá Việt Nam, nhưng không phải bất cứ khía cạnh nào của sự hợp tác này cũng là hoàn hảo. Lý do là bởi những nhà cung cấp trang phục hàng đầu thế giới thường phân chia rất rõ việc sản xuất cho từng khu vực cụ thể, ví dụ quốc gia này chuyên được giao may quần áo, quốc gia kia chuyên may túi xách hoặc trang thiết bị phụ trợ.

Vì thế, với mỗi đơn hàng về trang phục của VFF, nhà cung cấp này thường phải gom sản phẩm từ từng nhà máy khác nhau trên thế giới, sau đó tập trung về Singapore rồi mới chuyển giao cho VFF, và quá trình này thường kéo dài từ 6 tháng cho tới 8 tháng. Bên cạnh đó, việc sửa chữa hoặc thay đổi mẫu thiết kế theo yêu cầu của VFF với nhà cung cấp trang phục này cũng không hề dễ dàng, và lý do thì đã nêu ở trên.

Trong khi đó, đối tác ở Đông Nam Á mà VFF đang hợp tác lại có thể thỏa mãn tất cả các yêu cầu này, từ việc cung cấp quần áo theo mẫu mã yêu cầu riêng của VFF cho tới việc bao thầu trọn gói cho cả 10 ĐTQG, bởi lợi thế lớn nhất của họ là có nhà máy sản xuất ngay cạnh Việt Nam. Đấy là nguyên nhân VFF quyết định ký với đối tác Đông Nam Á, dù rằng chất lượng trang phục của đối tác này so với đối tác Mỹ vẫn có sự chênh lệch nhất định.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.