Lợi ở đâu?

“Bầu” Kiên cũng như dư luận đặt dấu hỏi về lợi ích của việc đổi hoàn toàn tên giải đấu Ảnh: VSI
“Bầu” Kiên cũng như dư luận đặt dấu hỏi về lợi ích của việc đổi hoàn toàn tên giải đấu Ảnh: VSI
TP - Quyết định yêu cầu Cty Cổ phần Bóng đá VN (VPF) phải đổi tên V Super League lại như tên cũ (V.League) của LĐBĐVN (VFF) không nhận được sự đồng tình của đa số người hâm mộ.

> VFF không chấp nhận đề nghị đổi tên giải của VPF

Cho tới ngày hôm qua, Phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung vẫn tiếp tục tái khẳng định quan điểm yêu cầu VPF phải đổi tên giải VĐQG về tên cũ (V.League Eximbank 2012 và giải hạng Nhất Tôn Hoa Sen 2012) như yêu cầu của VFF trước đó.

Ông Trung cho biết, ngày 10-2, TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn đã có công văn thông báo vòng đấu thứ năm của giải VĐQG, tên giải vẫn là Super League, nhưng VFF yêu cầu cần sửa ngay tên giải.

Theo ông Trung, đây là tinh thần công văn do Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ ký gửi VPF vào ngày 7-2. Trước đó, tại cuộc gặp gỡ báo giới để trao đổi thông tin với sự có mặt của cả ông Trung, Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng cho rằng, yêu cầu của VPF rất khó thực hiện, bởi VPF không còn nhiều thời gian chuẩn bị khi lượt trận thứ năm sắp diễn ra.

“Những việc phức tạp như biển quảng cáo trên sân, trang phục thi đấu của các CLB…VPF có thể từ từ làm vì không thể làm ngay được. Nhưng với những việc có thể thực hiện sớm như đổi tên trên các văn bản, phương tiện thông tin đại chúng, VPF cần làm ngay”-Phó chủ tịch VFF hôm qua cho biết.

Theo tính toán, VPF sẽ tốn nhiều tỷ đồng trong trường hợp buộc phải tuân theo yêu cầu trên của VFF. Cho dù toàn bộ chi phí này, bao gồm thay đổi trên trang phục của các CLB, theo Phó chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên, VPF sẽ chịu. Các CLB không tốn một đồng nào. Nhưng tiền nào cũng là tiền, đâu thể vì của VPF nên có thể lãng phí.

Điều khó hiểu là theo tinh thần chỉ đạo của Tổng cục TDTT đối với VFF, tên giải VĐQG chỉ cần thêm chữ “V” để phân biệt giải đấu của VN với giải VĐQG các nước khác. Về điểm này, VPF đã tuân thủ, khi tên giải viết theo tiếng Anh là V-Super League.

Tên tiếng Việt trong các văn bản là giải bóng đá Ngoại hạng VN, không có tiếng Anh, theo Phó chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên.

Ông Kiên cũng khẳng định và cung cấp các văn bản cho báo chí để chứng minh, trong các tài liệu báo cáo lãnh đạo ngành TDTT, tên giải trên đã được 28 CLB và cả VFF công nhận. Thế nhưng VFF vẫn không chấp nhận.

Quyết định của VFF đã khiến dư luận phải đặt ra câu hỏi, có hay không LĐBĐVN bắt bí tổ chức thành viên của mình do những tranh cãi xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình các giải vô địch quốc gia. Trên các trang báo mạng những ngày vừa qua, rất dễ đọc thấy ý kiến của các độc giả, với quan điểm không đồng tình với VFF.

Cần nói thêm, là trụ sở VPF và VFF cùng chung một tòa nhà, chỉ khác tầng. Thế nhưng chỉ vì câu chuyện tưởng chừng rất dễ xử lý như trên, đôi bên liên tục gửi công văn qua lại cho nhau.

Ở đây, buộc lòng phải nhắc lại câu hỏi của Phó chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên với VFF, “việc VPF đặt tên giải như vậy thì có gì xấu, hay bất lợi cho bóng đá VN hay không?”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.