VPF sẽ khiếu nại kết luận thanh tra

Lãnh đạo VPF trong buổi gặp mặt báo chí phản ứng kết luận thanh tra và khẳng định sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn. Ảnh: VSI
Lãnh đạo VPF trong buổi gặp mặt báo chí phản ứng kết luận thanh tra và khẳng định sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn. Ảnh: VSI
TP - “VPF cho rằng kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL còn nhiều điểm cần xem xét lại. Tôi tái khẳng định tuyên bố trước đây, là sẽ theo tới cùng vấn đề hợp đồng bản quyền truyền hình cho tới khi nào bóng đá VN có được một bản hợp đồng tốt nhất” - tuyên bố của Phó chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên ngày hôm qua.

> Chúng tôi tự tin về kết luận thanh tra của mình

Lãnh đạo VPF trong buổi gặp mặt báo chí phản ứng kết luận thanh tra và khẳng định sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn. Ảnh: VSI
Lãnh đạo VPF trong buổi gặp mặt báo chí phản ứng kết luận thanh tra và khẳng định sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn.  Ảnh: VSI.

Thanh tra không xem đủ điều lệ

Chưa đầy nửa tiếng sau cuộc họp báo của Thanh tra Bộ VH-TT&DL, Cty cổ phần bóng đá VN (VPF) đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí để nêu lên quan điểm xung quanh kết luận của thanh tra Bộ. Tham dự cuộc gặp có Chủ tịch Võ Quốc Thắng, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên và TGĐ Phạm Ngọc Viễn.

Đánh giá về kết luận của Thanh tra Bộ, ông Kiên khẳng định: “Chúng tôi đã được thanh tra Bộ thông báo kết quả thanh tra và thấy rằng có nhiều điểm cần trao đổi thêm. VPF cho rằng kết luận của Thanh tra Bộ còn nhiều điểm cần xem xét lại”.

“Cho tới lúc này khi đã có kết luận thanh tra, VPF vẫn bảo lưu quan điểm, là giải bản quyền truyền hình (BQTH) giải VĐQG là đồng sở hữu của VFF với các thành viên khác của VFF.

VFF khi ký hợp đồng với AVG không thông qua sự chấp thuận bằng văn bản của các CLB, không thông báo cho các đài truyền hình khác như Đài truyền hình VN (VTV) hay Đài truyền hình kỹ thuật số VN (VTC) là không đúng luật, không công bằng”.

Theo ông Kiên, Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã không xem xét và trích dẫn đầy đủ các điều luật khi kết luận VFF là chủ sở hữu đối với các giải bóng đá và có đủ thẩm quyền để ký hợp đồng.

Cụ thể, Thanh tra Bộ đã không xem xét điều 74.1 Điều lệ VFF, qua đó thể hiện rõ không chỉ VFF mà các thành viên còn lại của VFF đều có quyền sở hữu đối với các quyền lợi phát sinh, bao gồm BQTH của các giải bóng đá chuyên nghiệp.

Điều này cũng phù hợp nếu đối chiếu theo các điều 169 và 170 trong Bộ luật Dân sự, quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu, do lao động và sản phẩm của kinh doanh hợp pháp, thì theo ông Kiên “các CLB cùng tham gia vào quá trình tạo nên giải đấu nên phải có quyền sở hữu.

Cùng với Điều lệ của VFF, có thể thấy VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất mà chỉ là đồng sở hữu đối với BQTH. Việc VFF khi ký hợp đồng với AVG không thông qua ý kiến chấp thuận bằng văn bản của các CLB là không hợp pháp”-ông Kiên khẳng định.

Trích dẫn Điều 69 trong Điều lệ VFF, theo ông Kiên, “CLB có quyền đề nghị xem xét hoặc khiếu nại theo các quy định của VFF nếu cảm thấy hợp đồng BQTH không hợp lý”. Điều này càng chứng tỏ các CLB phải có quyền sở hữu đối với BQTH các giải bóng đá chuyên nghiệp.

Bán thương quyền ĐTQG là không phù hợp

Theo ông Kiên, trong hợp đồng ký với AVG, VFF đồng thời đã bán thương quyền truyền hình của ĐTQG các lứa tuổi. “Trong các vấn đề chúng tôi đặt ra với thanh tra Bộ thì có một câu hỏi là: VFF đã bán thương quyền truyền hình ĐTQG các lứa tuổi cho AVG thì liệu có hợp pháp.

Thanh tra Bộ yêu cầu VPF cung cấp các quy định, điều khoản cụ thể-ông Kiên nói-Rất may, ở đây chúng ta có luật quản lý tài sản Nhà nước. Theo Điều 3 Luật TDTT thì ĐTQG hoạt động dựa trên kinh phí của Nhà nước, VFF chỉ có quyền quản lý chứ không có quyền sở hữu. Việc VFF bán cả thương quyền ĐTQG là không phù hợp”.

“Từ năm 2011 trở về trước, VFF có chào bán BQTH cho các đài truyền hình khác nhau. Nhưng trong kế hoạch năm 2011 khi bán cho AVG, VFF đã không công bố rộng rãi cho các đài khác lựa chọn là thiếu công khai, minh bạch, không xác định được giá trị hợp lý của hợp đồng”, tiếp ý kiến của ông Kiên.

Ngay tối qua, Thường trực HĐQT VPF đã tiến hành họp để ra nghị quyết đối với vấn đề bản quyền truyền hình. Theo ông Kiên, VPF sẽ khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL về kết luận thanh tra đồng thời gửi văn bản báo cáo lên các cơ quan quản lý nhà nước.

“Tôi tái khẳng định lại sẽ theo đuổi tới cùng vấn đề bản quyền truyền hình cho tới khi nào bóng đá VN đạt được một hợp đồng tốt nhất. Ở đây, VPF không phải có ý chống lại các cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi chỉ đang cố gắng làm những gì tốt nhất cho bóng đá VN trong nhiệm vụ của mình”-ông Kiên khẳng định.

Cũng hôm qua, AVG đã có văn bản mời lãnh đạo VPF tới làm việc vào ngày 20-2 tới tại Hà Nội. Bầu Kiên cho biết ông đã nhận lời và sẵn sàng ngồi lại làm việc cùng AVG.

Xin ý kiến Thủ tướng

Trước câu hỏi của Tiền Phong về việc có hay không tiếp tục cho phép các Đài truyền hình vào sân ghi hình, phát sóng các trận đấu của Super League, Phó chủ tịch VPF Nguyễn Đức Kiên cho biết sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc VFF viện dẫn việc FIFA hay AFC cũng là chủ sở hữu BQTH các giải đấu do mình tổ chức như World cup hay AFC cup, TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn cho rằng “Các giải quốc tế được tổ chức tập trung tại một địa điểm, toàn bộ kinh phí tổ chức, kinh phí cho các ĐTQG tham dự đều do BTC lo.

Nhưng các giải VĐQG được tổ chức cho toàn thể các CLB tham gia trong suốt một năm, trên nhiều sân của các CLB. Vì vậy, BQTH của các giải VĐQG phải là sở hữu của tất cả các thành viên tham gia. Chính vì thế nên Điều lệ VFF cũng quy định rõ về điều này”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.