Tăng tốc đàm phán và tiến trình quyết sách

Tăng tốc đàm phán và tiến trình quyết sách
Nhóm nghiên cứu độc lập gồm 8 chuyên gia do cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Peter Sutherland đứng đầu sau 2 năm làm việc vừa công bố bản báo cáo dày 86 trang nêu ra những hạn chế, đồng thời kiến nghị hàng loạt cải cách đối với tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.

Kế hoạch cải tổ WTO:

Tăng tốc đàm phán và tiến trình quyết sách

Với tựa đề “Tương lai WTO”, bản báo cáo chỉ rõ sự sụp đổ của hội nghị cấp Bộ trưởng ở Seattle (1999), Cancun (2003), nhiều cuộc đàm phán thất bại và việc xuất hiện làn sóng biểu tình chống đối…đang khiến WTO sụt giảm uy tín trầm trọng. Một số thành viên cảm thấy thất vọng vì các cuộc đàm phán thường tiến triển chậm. Trong bối cảnh đó, các hiệp định thương mại khu vực, song phương cũng như đồng minh thuế quan, thị trường chung, khu thương mại tự do…ra đời đã “gặm nhấm nguyên tắc không kỳ thị mà WTO chủ trương.” Hiện các thành viên WTO đưa ra quyết định theo cơ chế “đồng lòng”, nghĩa là các nước lớn, bé, giàu, nghèo đều có quyền lực ngang nhau, nhưng cơ chế này đang bị lạm dụng gây nhiều phiền toái. Nếu tiếp tục để mặc xu hướng này phát triển, giá thành thương mại giữa các thành viên sẽ tăng lên, độ sáng tỏ và tính có thể dự kiến của quan hệ thương mại sẽ bị sút giảm, không có lợi đối với sự phát triển lành mạnh của thương mại toàn cầu. 

Ngày 18 tại trụ sở của WTO (Geneva), Tổng Giám đốc WTO Supachai Panitchpakdi cho biết, bản báo cáo sẽ được đưa ra cho các thành viên tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến để kế hoạch cải cách hoàn thiện hơn trước  khi được thông qua.

Cải cách trước hết tập trung vào việc tăng tốc quá trình đàm phán, đưa ra quyết sách và ngăn chặn các quốc gia tùy tiện sử dụng quyền phủ quyết. Thực tế cho thấy, bất kỳ quyết sách nào cũng phải được sự “đồng lòng” của 148 thành viên ngày càng trở nên khó khăn. Vì thế, nhóm nghiên cứu cải cách kiến nghị, trước hết, trong tình hình hiện nay chưa thể loại bỏ cơ chế “đồng lòng” nên cần thi hành nguyên tắc “Lợi ích căn bản ngoại lệ”, nghĩa là khi 1 thành viên phản đối quyết định của đa số cần chứng minh được quyết định đó làm phương hại “lợi ích căn bản” của họ. Tiếp đến, báo cáo đề nghị thành lập “Nhóm cố vấn” không quá 30 thành viên, do Tổng Giám đốc phụ trách và các nước thành viên chia theo khu vực lần lượt giữ chức uỷ viên. Bất kỳ quyết sách nào của WTO cũng được thảo luận trước bởi “Nhóm cố vấn”, sau đó mới đưa ra cho tất cả thành viên. Báo cáo còn chủ trương, không cần thiết quyết định nào cũng cần sự nhất trí của tất cả thành viên, mà có thể vận hành cơ chế linh hoạt hơn như quyết định trước, đồng ý sau…

Báo cáo  cho rằng sự ủng hộ về chính trị của Chính phủ các nước thành viên là tiền đề cải cách sự vận hành của WTO. Vì thế, theo bản báo cáo, cần tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần thay cho hai năm lần, hội nghị thượng đỉnh cần diễn ra thường xuyên hơn và Tổng Giám đốc phải đưa ra báo cáo cho các thành viên 2 lần/năm. Ngoài ra, để nâng cao sự minh bạch và hiệu suất của cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại, báo cáo cho rằng cần loại bỏ việc lựa chọn chuyên gia độc lập của cơ quan này qua đường ngoại giao, trong quá trình tranh chấp cũng không nên bảo mật…

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.