Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ qua các thời đại

Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ qua các thời đại
(TPO) Lễ nhậm chức của các Tổng thống Mỹ luôn là một sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ những quy tắc của lễ nhậm chức.
Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ qua các thời đại ảnh 1

Đặt tay lên Kinh thánh để tuyên thệ không còn là việc làm bắt buộc

Năm 1793, khi George Washington tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ hai vào, ông chỉ đọc bài diễn văn nhậm chức với vỏn vẹn 135 từ. Đây cũng là lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ được tổ chức đơn giản và ít tốn kém nhất. Lễ nhậm chức Tổng thống lần thứ 2 của Tổng thống W.Bush được đánh giá là một trong những lễ nhậm chức tốn kém nhất từ trước đến nay. Tổng chi phí cho lễ nhậm chức của Tổng thống Bush lên tới hơn 40 triệu đô la với thời gian tổ chức kéo dài 3 ngày.

Khi Washington trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ năm 1789 ông đã tổ chức tuyên thệ nhậm chức tại New York City. Các lễ tuyên thệ nhậm chức của nhiều Tổng thống Mỹ sau đó hầu hết được chuyển đến Philadelphia. Chỉ đến tận năm 1801 khi Thomas Jefferson giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống thì lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ mới được tổ chức thường xuyên tại Washington DC.

Từ nhiều thập kỷ qua, cánh cổng phía đông của điện Capitol là nơi thường được chọn để tổ chức các buổi lễ tuyên thệ. Chỉ đến năm1981, khi T ổng th ống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức lần đầu, lối đi vào toà nhà được chuyển sang hướng Tây. Theo các nhà phân tích, Tổng thống Reagan chọn cửa hướng Tây vì ông muốn đi vào theo hướng của bang California nơi ông sinh ra. Việc chuyển hướng đi vào toà nhà cũng giúp cho hàng trăm trong số hàng nghìn người dân có cơ hội quan sát buổi lễ từ toà nhà National Mall.

Những điểm chính trong lễ tuyên thệ

Trước đây ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ thường được tổ chức vào ngày 4/3. Sở dĩ có sự chênh lệch thời gian nhiều như vậy là do cần phải có nhiều thời gian để chuẩn bị cho lễ nhậm chức và hơn nữa là để cho tân Tổng thống có thời gian đi tham quan thành phố. Kể từ năm 1937, lễ nhậm chức của tân Tổng thống được chuyển xuống ngày 20/1.

Dù thời gian, cách thức của lễ nhậm chức có sự thay đổi nhưng một trong yếu tố của buổi lễ vẫn không bao giờ thay đổi đó là nói lời tuyên thệ nhậm chức. Những lời tuyên thệ nhậm chức của các Tổng thống Mỹ được quy định cụ thể trong Hiến pháp Mỹ.

Để nhận trách nhiệm của mình, tân Tổng thống Mỹ phải tuyên thệ: “Tôi xin thề thực hiện trung thực nhiệm vụ Tổng thống Mỹ và sẽ làm hết sức mình để gìn giữ, che chở và bảo vệ Hiến pháp của nước Mỹ”. Phần lớn các Tổng thống Mỹ đặt tay lên một quyển Kinh thánh để tuyên thệ. Tuy nhiên đây là việc làm không bắt buộc. Truyền thống này bắt đầu từ thời Tổng thống George Washington sau khi có nhiều ý kiến cho rằng tuyên thệ nhậm chức mà không có Kinh thánh là thiếu hợp pháp.

Washington cũng là một trong những Tổng thống đầu tiên của Mỹ hôn Kinh thánh và nói thêm từ “Xin Chúa hãy giúp con” khi kết thúc lời tuyên thệ.

Năm 1841, William Henry Harrison trở thành Tổng thống Mỹ duy nhất trong lịch sử đọc bài diễn văn nhậm chức dài tới 90 phút trong cái giá rét của bão tuyết. Sự hăng say của ông lên cao tới mức ông từ chối đội mũ và mặc áo khoác để đi cùng đoan diễu hành xuất phát từ điện Capitol. Quyết định trên của Henry Harrison đã phải trả giá đắt. Harrison đã bị cảm lạnh và sau đó bị viêm phổi. Chưa đầy một tháng sau đó, Harrison qua đời và trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên chết khi mới nhận nhiệm vụ.

Thời tiết mùa đông cũng thường gây ra sự cố trong buổi lễ nhậm chức của các Tổng thống Mỹ. Năm 1985 nhiệt độ ngoài trời quá thấp đã buộc Tổng thống Reagan phải tuyên thệ nhậm chức trong nhà. Toàn bộ chương trình diễu hành công phu với sự tham dự của 12.000 người, 66 chiến thuyền và 57 đoàn diễu hành bị hủy bỏ.

Những hoạt động chào mừng kỷ lục

Diễu hành cũng là một phần chương trình  không thể thiếu trong lễ nhậm chức truyền thống của các Tổng thống Mỹ. Sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lần thứ 2, Tổng thống Jefferson đã cưỡi ngựa đi từ điện Capitol về dinh Tổng thống. Sau sự kiện này, các lễ diễu hành càng về sau được tổ chức quy mô hơn, ngoại trừ trường hợp của Tổng thống Andrew Jackson năm 1829 từ chối tổ chức lễ diễu hành do đang để tang vợ.

Lễ diễu hành của Tổng thống D Eisenhower năm 1953 được coi là lễ diễu hành dài và quy mô nhất trong lịch sử các lễ nhậm chức Tổng thống của Mỹ. Tham dự đoàn diễu hành có 73 đoàn diễu hành, 59 chiến thuyền cùng các đoàn ngựa, voi…Buổi diễu hành kéo dài tới 4 tiếng rưỡi.

Tham dự diễu hành mừng lễ nhậm chức của Tổng thống Bush năm nay có 11.000 người tham gia, phần lớn là các binh sĩ đã từng phục vụ quân đội ở Irắc và Afghanistan. Buổi diễu hành dự kiến kéo dài 2 tiếng và Tổng thống Bush sẽ đi trên chiếc xe DTS limousine đời mới nhất của hãng Cadillac.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.