Duy trì mức hỗ trợ thiệt hại cho nông dân như năm 2004

Duy trì mức hỗ trợ thiệt hại cho nông dân như năm 2004
PGS-TS Hoàng Kim Giao - Phó Cục trưởng Cục Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong.

Năm 2004, nhiều nơi chôn lấp gia cầm bệnh chỉ qua xử lý bằng dung dịch, vôi, có thể làm mầm bệnh không chết hết.

Năm nay, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch yêu cầu phải đốt sau đó mới chôn, như thế mới đảm bảo tiêu huỷ hết mầm bệnh.

Còn lý do năm nay dịch vẫn lây lan nhanh được lý giải nhiều lắm, nhưng tôi phải nói lại một điều là năm 2004, ngay khi chúng ta khống chế được dịch thì mầm bệnh vẫn còn tồn tại.

Có mấy nhận định về sự tồn tại của mầm bệnh mà các nhà khoa học đưa ra được quan tâm nhiều là: Mầm bệnh nằm trong các hố chôn lấp cũ, nay gặp điều kiện thuận lợi bùng lên; gia cầm vẫn còn mầm bệnh nhưng chưa thể hiện; mầm bệnh tồn tại trong chuồng; mầm bệnh do chim di cư phát tán…

Bên cạnh đó, cơ chế lây lan (giữa vật mang bệnh này lây sang vật kia, ngan sang gà hay gà sang vịt, H5N1 có lây từ gia cầm sang người không…còn là vấn đề tranh cãi). Do đó, dịch bệnh vẫn diễn ra ở nhiều nơi. 

Vậy biện pháp dập dịch, tốt nhất là gì, thưa ông?

Để dập ổ dịch, biện pháp tốt nhất là phải đốt, phải đốt ngay lập tức gà bệnh, sau khi đốt cháy mới được chôn. Bên cạnh đó là ngăn chặn vận chuyển, xác minh rõ nguồn gốc của gia cầm.

Theo tôi, lẽ ra  ngay cả ở các trạm kiểm soát dịch bệnh cũng phải có chỗ để đốt các gia cầm mắc bệnh nếu phát hiện. Trường hợp không có điều kiện đó thì phải có phương tiện vận chuyển chuyên dụng để đưa số gà bệnh phát hiện được trên đường vận chuyển về nơi tiêu huỷ thuận lợi nhất.

Như thế mới có thể ngăn ngừa được dịch lây lan từ nơi này sang nơi khác.

Một vấn đề nông dân rất quan tâm là năm nay người chăn nuôi có gia cầm chết bị tiêu huỷ sẽ được hỗ trợ thế nào?

Hỗ trợ thiệt hại cho nông dân nhằm vào 2 mục tiêu: 1-Hỗ trợ tiêu huỷ, xử lý vệ sinh để khống chế và nhanh chóng dập tắt dịch; 2-Hỗ trợ cho nông dân tái chăn nuôi sau dịch.

Với mục tiêu đó, mức hỗ trợ nông dân có gia cầm bị chết và bị tiêu huỷ sẽ được duy trì như năm 2004. Cụ thể là với một gia cầm (thịt trưởng thành) bị tiêu huỷ sẽ được hỗ trợ 5.000 đồng; hỗ trợ con giống cho người tái chăn nuôi mức 2.000 đồng/con và hỗ trợ tiêu độc, khử trùng, tẩy uế, công lao động chống dịch mức 3.000 đồng/con.

Năm 2005, kinh phí hỗ trợ cho dân cũng được lấy từ nguồn kinh phí dự phòng phòng chống rủi ro, thiên tai đã phân bổ cho các địa phương. Chúng tôi cũng đang kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ khoảng 14 tỷ đồng để đầu tư bảo vệ nguồn giống gia súc gia cầm để phát triển chăn nuôi tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.