Cúp điện đến bao giờ ?

Cúp điện đến bao giờ ?
TPO - Đã thành qui luật từ nhiều năm nay, cứ tới mùa khô là cả nước lại lâm vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Hiện việc cắt điện luân phiên đang diễn ra trên toàn quốc. Khỏi phải nói về nỗi khổ của người dân, những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế thời hội nhập mỗi khi bị cúp điện. Vậy trách nhiệm của ngành điện đến đâu ? Giải pháp nào để từng bước chấm dứt tình trạng này ? Mời bạn đọc đóng góp ý kiến tại đây.

Tên: Nguyễn Minh

- Nước ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường. Hàng hoá được cung cấp theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên điện năng là một loại hàng hoá thì đang theo cơ chế cũ, bao cấp. Tức là tôi cấp bao nhiêu thì anh được hưởng bấy nhiêu. Không được đòi hỏi. Vì tôi độc quyền. Nếu tôi không cấp thì chẳng có ai cấp cho anh.

- Điện mới đây lại tăng giá để ngành điện đầu tư và nâng cao hiệu quả của việc cung cấp điện đáp ứng yêu cầu của người dân. Tuy nhiên không rõ Ngành điện đầu tư như thế nào mà lại cắt điện nhiều hơn trước. Phải chăng càng tăng giá để thu lợi nhuận cao thì ngành điện lại càng thoải mái cắt điện mà không phải chịu trách nhiệm gì? Được biết ngành điện mới đây còn có vốn đầu tư vào viễn thông . Vậy không biết vốn đấy có phải từ nguồn tăng giá điện của dân hay không?

- Trước đây ngành viễn thông cũng vậy, khi chưa có cạnh tranh thì liên tục tăng giá nào là để đầu tư vào nhà máy này rồi nâng cấp hệ thống kia nhưng chất lượng phục vụ vẫn rất kém mà giá cả thì lại cao. Đến khi có sự cạnh tranh thì lại liên tục được đề nghị giảm giá mà chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên và đa dạng sản phẩm hơn trước.

- Có lẽ nên có sự cạnh tranh về việc cung cấp điện. Giải pháp có lẽ nên là: tách đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng (đường điện, cột điện) thành một đơn vị kinh doanh độc lập và cho thuê với mọi đối tượng đứng ra cung cấp điện.

Ngành điện lực là 1 nguồn cung cấp điện. Còn có thể thực hiện cơ chế xã hội hoá, ai có đủ lực thì cho đứng ra xây dựng nhà máy cung cấp điện. Đồng thời có thể nhập khẩu điện. Thế thì may ra dân mới có thể sinh hoạt và sản xuất được. Nước ta mới có thể hiện đại hoá được. Chứ lúc nào cũng cắt điện thế này thì làm sao mà hiện đại hoá được?

Tên: An An

Giai phap de co dien hang ngay

Theo toi giai phap de nganh dien co the chap nhan khong cat dien la tang gia dien sinh hoat, nguoi dan phai chap nhan co den co quat dung hang ngay ma khong may nguoi dam dung dieu hoa.

Tuc la moi gia dinh neu dung tu so dien thu 200 tro di thi se phai tra tu 3000 đen 5000d/ 1 so dien.Co nhu vay thi chung ta moi co the tiet kiem va co dien hang ngay trong khi luong dien van khong thay doi.

Con neu chung ta muon dung dien gia re de dung dieu hoa thi cat dien la khong the tranh khoi. Xin moi nguoi hay suy nghi va quyet dinh nhanh, ban bac voi EVN va chinh phu de tang gia dien hop ly, de EVN chap nhan se khong cat dien.

Neu chung ta khong nhan nhuong va ngoi thuong luong voi EVN ve gia dien de doi lay co dien hang ngay thi chung ta keu cung cha ich gi.

Tên: Lại phan Ninh

Xã hội hóa ngành điện

Tôi không thấy ở đâu mà tình trạng thiếu điện đã được dự báo từ trước và năm nào cũng xảy ra như ở Việt Nam mà các ngành chức năng không có biện pháp gì để khắc phục, những người nắm giữ trọng trách trong ngành ngày càng được bổ nhiệm vào những chức vụ cao hơn.

Tình trạng độc quyền, một mình một chợ đang đẩy cuộc sống của người dân, doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn mỗi khi bị cúp điện. Tôi nghĩ chỉ phá vỡ thế độc quyền, xã hội hóa ngành điện, cho tất cả những ai có đủ năng lực được phép kinh doanh chấm dứt tình trạng đặc quyền đặc lợi, lúc đó ngành điện mới có cơ hội phát triển bền vững.

Tên: ThanhTu

Ngành điện kinh doanh nhưng lại thường xuyên cắt điện, vậy là đã vi phạm hợp đồng, vi phạm liên tục như vậy ai phạt ngành điện. Chúng tôi trả chậm, ngành điện phạt, cắt điện, vậy là kinh doanh độc quyền, khi chúng ta lại kiên quyết xoá bỏ bao cấp, xoá bỏ cơ chế quan liêu, cửa quyền thì ngành điện vẫn vậy, thì không chấp nhận đuợc.

Cần có cơ chế cải tổ ngành điện, nên cổ phần một số DN ngành điện ( CP 100%) không có vốn nhà nước chi phối.

Tên: Minh Đức

Tình hình cắt điện hiện nay tương tự cách đây gần 30 năm. Vậy lãnh đạo ngành điện phải suy nghĩ lại, đúng hơn là nên từ chức thì hơn. Trình độ quá yếu kém không biết hoạch định chiến lược cho ngành điện phát triển cùng đất nước, để thiếu hụt trầm trọng ngay khi đất nước vừa gia nhập WTO.

Tên: caohuuhao

Những vấn đề bức xúc về điện

- Ngành điện nên học tập nghành viễn thông: Trước đây dùng điện thoại giá cao, bây giờ giá cước rẻ, chất lượng cuộc gọi tốt hơn. Còn nhgành Điện thì giá cao lên , chất lượng phục vụ kém đi.

- về mặt kinh tế: ví dụ cắt điện tủ lạnh phải chạy lại từ đầu rất tốn điện, giá điện tính ở giờ cao điểm, vậy cắt điện thì nghành điện vẫn lợi, dân thiệt đơn thiệt kép. Dân phải kêu ai?

- Nghành điện có nên phát triển viễn thông trong khi công việc cung cấp điện cho dân còn chưa đảm bảo.

- Quan niệm khách hàng trong nghành điện là gì? Hay dân ta đi xin điện của nghành điện? vì độc quyền , vì đó là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống nên không cần khách hàng?

- Nên chăng cho nghành điện cũng phải cạnh tranh như các nghành khác để nâng cao chất lượng phục vụ? Nếu có đơn vị khác được cung cấp điện thì nghành điện sẽ ra sao

 - Các chi phí phát sinh do mất điện ai chịu? Khách hàng có được bồi thường không? Hay chỉ dân bị ngành điện phạt, kiện ,cắt điện. Còn dân thiệt kêu ai?

Tên: Hong Van

Nếu tắt điện dài ngày như thế này, thì việc kinh doanh sẽ trở ngại. Vậy tiền thuế có được giảm hay không hay vẫn thu đủ. Khi đó thiệt hại về kinh tế ai sẽ người chịu trách nhiệm ?

Tên: Hoang Hiep

Thu nhat: - "Tiet kiem" theo Tu dien tieng Viet cua Vien Ngon ngu hoc nghi la "Su dung dung muc, khong phi pham suc luc, cua cai thoi gian". - Vay cat dien va tiet kiem dien quan he voi nhau the nao day? Dien de chieu sang cong cong, dien de phuc vụ san xuat khong chi voi doanh nghiep ma ca voi tung ho gia dinh trong tung phut, tung gio de lam ra cua cai, vat chat cho xa hoi, de dua dat nuoc di len. Vay ma chung ta phai dung muc tieu cao dep do chi vi" cat dien de tiet kiem dien".

Thứ hai: Ngày hôm qua, 30/03/2007, Kỳ họp Quốc hội thứ 11, khoá XI đã họp, các đại biểu đã đưa ra ý kiến liên quan đến "người đứngn đầu", rõ ràng việc thiếu trách nhiệm thì "có thể" quy được nhưng "xử lý" thì chưa có cơ chế! Điều này không có gì là mới mẻ, nhưng tại sao lại khó khăn đến vậy? Riêng về ngành điện và lãnh đạo các bộ ngành sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước nguy cơ tụt hậu của đất nước như thế nào về tình trạng thiếu điện và cắt điện vô lối như hiện nay. Hay chỉ cần nói lời xin lỗi như ông Tổng Giám đốc EVN trong buổi phỏng vấn do phóng viên của Truyền hình Việt Nam thực hiện đã phát sóng tối ngày 30/3/2007!!!

Có lẽ còn nhiều điều để bàn về vấn đề này ở cấp cao hơn và quy hoạch về năng lượng nói chung và điện nói riêng phải cần được thực hiện một cách khoa học hơn để nó đi vào thực tiễn phát triển của đất nước.

Đừng để đến thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn nhiều gia đình "tối như hũ nút" không chỉ ở các làng quê mà ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Tên: Giang

Thiếu điện là do chủ quan

Hiện nay ngành điện nước ta vãn mang tính chất độc quyền, do vậy khách hàng hiện nay không phải là thượng đế. Ngành điện đang đi ngược lại với cơ chế thị trường. Những thiệt hại mà ngành điện mang lại cho nền kinh tế là rất to lớn, ví dụ như sản xuất ngừng trệ, hàng loạt các hoạt động cá nhân cũng như tập thể bị ảnh hưởng theo sau.

Còn động thái của ngành điện chỉ đơn giản là cắt điện luân phiên. Tại sao khi khách hàng chấp nhận cả về mặt tăng giá để có điện hoạt động cũng không được.

Đây là một sự độc quyền, điều này ngành điện nên xem xét lại, vì hàng năm chúng ta đầu tư hàng vài chục nghìn tỉ đồng chứ đâu có ít vậy mà điện vẫn thiếu? Thiết nghĩ nhà nước nên sớm xoá bỏ độc quyền ngành điện để dân, doanh nghiệp không phải khổ do sự độc quyền đó.

Tên: Nguoi Tieu Dung

Có lẽ điện là ngành cửa quyền và tùy tiện nhất tại Việt Nam. Đã xác định điện là mặt hàng kinh doanh nhưng lại không khuyến khích người dùng nhiều, càng dùng nhiều càng luỹ tiến tăng tiền, đã tăng tiền tuỳ tiện lại còn thích cắt điện là cắt không biết tôn trọng đến khách hàng.

Tên: Tuấn Mạnh

Thiếu điện, sao ngành điện không đi mua điện về để phục vụ dân ?

Thật là không sao hiểu nổi , tôi cũng là độc của Tiền phong Online thường xuyên theo dõi tin tức trên báo , tôi rất bức xúc về cách xử lý của ngành điện , theo tính toán thì việc mua điện để phục vu cho nhân dân có lợi hơn nhiều khi phải cúp điện luôn phiên ( bài toán này theo tôi nghĩ đến các cháu học lớp 1 cũng có thể giải được) , vậy tại sao ngành điện không làm ?hay là không biết làm ?

Tên: Tran Quang Huy

Tôi là người dân, một công chức nhà nước, luôn thực hiện và làm theo hiến pháp và pháp luật. Tôi có 1 vài vấn đề về sử dụng điện như sau:

1. Nhà nước phải có phương án để bổ sung lượng điện thiếu hụt. Đây là vấn đề của nhà nước, các nhà lãnh đạo đầu ngành, liệu có thể để cho các công ty nước ngoài cùng tham gia bán điện cho người dân.

2. Nhà nước luôn động viên và khuyến khích mọi người phát triển, sử dụng những thiết bị hiện đại phục vụ lợi ích và hội nhập với thế giới, thì đương nhiên là kèm theo sử dụng nhiều điện hơn vậy mà cắt điện thì có khác gì kìm hãm sự phát triển. Nếu tôi có 1 "ngôi nhà số" mà đúng phải đợt tiết kiệm điện thì chắc tôi phải đi ngủ nhờ chăng?

3. Tôi nghĩ vấn đề tiết kiệm điện chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng cả năm 2006 đến bây giờ vẫn thực hiện giải pháp đó không biết nhà nước, quốc hội có ý kiến gì về việc này, phải chăng chúng ta còn phải chờ 2 -3 năm nữa các nhà máy thủy điện, nhiệt điện đang xây dựng dở dang mới hòan thành để người dân chúng tôi không phải lo nghĩ gì về chuyện sử dụng điện nữa.

4. Với những người sử dụng máy tính và internet như chúng tôi, nếu cắt điện 1 ngày, chúng tôi nghỉ làm việc, vậy thiệt hại biết bao nhiêu tiền cho nhà nước. Chưa kể đến các nhà máy sản xuất khác, cả nhà máy nghỉ làm việc cái đó thiệt hại liệu ngành điện lực có trả lương cho những ngày nghỉ đó không? Đề nghị các cấp chính quyền chức năng có phương án và giải pháp cụ thể hơn để không còn xảy ra tình trạng thiếu điện như hiện nay nữa.

Tên: Thanh Tùng

Nên cải tổ lại bộ máy lãnh đạo ngành điện

Tôi thấy nước ta khi ở thời bao cấp cái gì cũng thiếu, nay sang thời kinh tế thị trường thì cái gì cũng thừa chỉ mỗi cái " điện " là cứ càng ngày càng thiếu , tôi lại thấy các nước công nghiệp khác có sức tiêu thụ điện gấp hàng chục , hàng trăm nước mình mà sao họ không bao giờ để rơi vào tình trạng thiếu điện , phải chăng nước họ hơn mình là vì họ có cái đầu biết tính toán cho tương lai và điện ở nước họ không bị độc quyền như ở nước mình ? 

Thế cho nên tôi nghĩ nước mình nên cải tổ lại bộ máy lãnh đạo ngành điện và cho ra đời một cơ chế có sự canh tranh để phát triển , thì mới mong thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này được .

Tên: nguyễn lan nhi

Cả buổi tối từ 5h chiều tới 10h đêm bị cắt điện, mọi sinh hoạt của gia đình tôi gần như là dừng, ăn uống ra ngoài đường, tiêu tốn thêm bao tiền bạc. Thật là kinh khủng !

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.