Hướng đi của bão Chanchu có bất ngờ ?

Hướng đi của bão Chanchu có bất ngờ ?
TP - Đặc điểm chung của các cơn bão sớm là chúng rất ít đổ bộ vào VN. Chúng thường vào hoặc chưa vào đến biển Đông rồi quặt lên phía Bắc như kiểu cơn bão Chanchu. Nhưng chúng tôi không thể và không dám dự báo sớm hơn...

>> Tàu bè Trung Quốc thoát bão nhờ "hải đăng số"
>> Ngư dân “mù” thông tin
>> Không thể đổ lỗi cho ngư dân
>> Bão Chanchu : Sự khác biệt trong dự báo của VN
>> Gửi bà Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn TW
>> Hướng đi bão số 1 lẽ ra đã được dự đoán đúng

Hướng đi của bão Chanchu có bất ngờ ? ảnh 1
Đường đi của bão Chanchu

Bà Dương Liên Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (TTDB) đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong.

Lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (TTDB) khẳng định công tác dự báo cơn bão Chanchu được thực hiện theo đúng quy chế báo bão lũ của Thủ tướng Chính phủ.

Song cần nghĩ đến việc dự báo cho nhóm đối tượng đặc thù hoạt động xa bờ để giảm thiểu thiệt hại trong tương lai.

Có ý kiến cho rằng, nếu được thông báo kịp thời về hướng đi bẻ quặt hình thước thợ của cơn bão số I lên phía bắc, ngư dân có thể không tìm cách chạy tàu lên mạn đó để trú ẩn và như vậy, có thể giảm thiểu được thiệt hại?

Bà Dương Liên Châu, Phó Giám đốc TTDB: Nếu có ý kiến như thế, cần có thời gian đánh giá lại một cách toàn diện. Còn bây giờ, cá nhân tôi chỉ có thể nói TTDB làm đúng theo quy chế báo bão lũ của Thủ tướng Chính phủ và thông tin kịp thời đến các cơ quan có trách nhiệm.

Hướng đi của bão Chanchu có bất ngờ ? ảnh 2
Bà Dương Liên Châu

Tại cuộc họp khẩn chiều thứ Bảy, 21/5, do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng chủ trì nghe báo cáo về các thiệt hại của cơn bão số I và các biện pháp khắc phục hậu quả,  GĐ Trung tâm KTTV Quốc gia là anh Bùi Văn Đức báo cáo toàn bộ tiến trình dự báo và tôi thấy không có ý kiến chất vấn nào.

Theo thông báo, vị trí ngư dân bị nạn gần vùng biển phía nam Đài Loan, còn cách đường đi của bão số I khoảng 300km. Đây là cơn bão rất mạnh. Vùng gió mạnh cấp 10 có bán kính 150km kể từ tâm bão số I. Còn vùng gió mạnh cấp 6 có bán kính tới 400km. Như vậy, khu vực trú bão của ngư dân có khả năng chịu gió cấp 6 - 8.

Về nguyên tắc, có thể dự báo sớm hơn đường đi bẻ quặt lên phía bắc của bão số I không, thưa bà?

Suốt 7 ngày trời, bão Chanchu di chuyển ổn định theo hướng Tây và Tây - Tây Bắc kể từ khi nó hình thành vào hồi 19 giờ ngày 9/5. Đến khi vượt qua kinh tuyến 120o đông vào hồi 13 giờ ngày 13/5, thời điểm chúng tôi bắt đầu phát tin bão xa theo quy chế, nó vẫn theo hướng cũ cho đến sáng 15/5.

TTDB tổ chức theo dõi chặt chẽ, sát sao diễn biến của bão. Sáng 15/5 khi nhận thấy bão có nhiều khả năng chuyển hướng lên phía bắc, TTDB đã dự báo khả năng này trong bản tin phát lúc 9 giờ 30.

Vì diễn biến đường đi của bão rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu quy mô lớn nên việc dự báo trước vài ngày sẽ có sai số lớn.

Đối với các nhà chuyên môn ở TTDB, bão Chanchu có gì bất ngờ?

Có thể sớm hơn nửa tháng so với trung bình nhiều năm. Bình thường, mùa bão bắt đầu từ tháng 6 đến cuối tháng 11. Tuy nhiên, gọi là bất thường lại không đúng.

Chỉ tính từ năm 1961 đến nay, có gần 20 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra vào tháng 5 trên biển Đông. Có năm có hai cơn như năm 1966 và 1989. Năm 1971 có ba cơn xảy ra trong tháng 5.

Các cơn bão sớm có đặc điểm chung gì, thưa bà?

Đặc điểm chung là chúng rất ít đổ bộ vào Việt Nam. Chúng thường vào hoặc chưa vào đến biển Đông rồi quặt lên phía bắc như kiểu cơn bão Chanchu.

Như vậy, chí ít có thể dựa vào quy luật phổ biến ấy để có thể thông báo sớm cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ?

Rất khó. Quy luật là một chuyện song những dị thường nằm ngoài quy luật mà cứ tự tiện thông báo thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Lấy ví dụ cơn bão ngày 25/5/1989 mạnh cấp 10 đổ bộ thẳng vào Đà Nẵng chứ đâu có ngoặt lên phía Bắc như quy luật.

Mặt khác, lâu nay hầu như chúng ta chưa có các biện pháp phòng tránh bão ở ngoài khơi biển Đông và vùng biển quốc tế. Từ trước đến nay, việc theo dõi bão chủ yếu chỉ để phòng tránh cho khu vực biển Đông gần bờ và trên đất liền.

Chính vì thế, nếu nói bất ngờ, TTDB bị bất ngờ khi thấy tai nạn xảy ra ở nơi rất xa bờ biển và trong tình trạng báo bão gần và bão xa như thế.

Xin hỏi lại vấn đề dự báo sớm. Ngoài yếu tố quy luật, thực ra còn có yếu tố khác cho phép dự báo sớm hơn. Được biết, ngay từ khi bão hình thành ở vùng Tây Thái Bình Dương, số liệu phân tích của các trung tâm báo bão thế giới đều có nhận định khá giống nhau là bão Chanchu sẽ dịch chuyển về phía Bắc. Dường như TTDB cũng biết xu thế này và nếu thế, tại sao không đưa ra dự báo sớm hơn?

Đúng là TTDB cũng biết xu hướng đó vì các số liệu chúng tôi xử lý cũng có tham khảo các dự báo của các trung tâm phân tích quốc tế. Nhưng chúng tôi không thể và không dám dự báo sớm hơn vì mấy lẽ:

Thứ nhất, tất cả các trung tâm khí tượng quốc tế đều không dám khẳng định bão Chanchu có thực sự chuyển hướng lên phía bắc hay không và đều không biết nó sẽ dịch chuyển lên phía bắc chính xác ngày nào.

Bản thân các dự báo của họ thay đổi từng 6 giờ một. Khoảng thời gian bão Chanchu đổi hướng ở vị trí góc thước thợ- ngoặt lên hướng bắc- cũng chưa đầy một ngày, từ 1 giờ sáng 15/5 đến 13 giờ chiều cùng ngày. Nhưng trước đó, hướng của nó ổn định tới 7 ngày.

Chính vì thế, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những dự báo có xác xuất xảy ra lớn nhất. Nếu đưa ra tất cả các khả năng có trong tay, e rằng các cơ quan có trách nhiệm không biết xử lý thế nào.

Thứ hai, chỉ bằng cách theo dõi thật chặt chẽ, sát sao từng biến đổi nhỏ của cơn bão mới có thể đưa ra được các dự báo với mức chính xác cao. Còn với các dự báo trước nhiều ngày, sai số dự báo khá lớn.

Nhưng vẫn có thể đưa ra các phương án khác nhau theo thứ tự ưu tiên về khả năng xảy ra?

Nói thế thì vô cùng lắm mặc dù tôi đồng ý là có thêm thông tin ấy hẳn sẽ có ích hơn cho ngư dân.

Từ trước đến nay ngành thủy sản có bao giờ đặt hàng với TTDB cung cấp thông tin thời tiết để phục vụ đánh bắt xa bờ chưa?

Chưa bao giờ. Chỉ có tin dự báo chung thôi, kể cả dự báo bão.

Theo bà, có nên làm thông tin dự báo cho riêng nhóm này không, nhất là khi kinh tế của chúng ta đang hướng đến khai thác các lợi thế biển?

Tôi nghĩ nếu điều này xảy ra thì rất tốt nhưng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, chúng tôi có thể làm dự báo chi tiết hơn về thời tiết cho các vùng biển và ngư trường theo các thỏa thuận riêng với ngành thủy sản.

Về phía ngư dân, tôi nghĩ họ cần trang bị các thiết bị thông tin cần thiết để có thể thu được trực tiếp thông tin dự báo chi tiết của chúng tôi.

Cám ơn bà.

Quốc Dũng
(thực hiện)

Ý kiến bạn đọc

Tên: Ha Dong

Dai KTTV TW can phai xin loi nguoi bi hai va nhan dan!

Kính thưa ông Lê Công Thành và bà Dương Liên Châu !

Thật sự đau xót khi biết được tin hơn 1 trăm đồng bào đã chính thức bỏ mạng và còn hơn 1 trăm đồng bào khác vẫn chưa có tin tức vì cơn bão số 1 đáng nguyền rủa ấy. Theo như thông tin của các thuyền trưởng trở về thì việc có được thông tin không chính xác và quá chậm chễ về cơn bão chính là nguyên nhân dẫn đến việc "tránh nạn" của họ trở thành "lâm nạn" đó ông/bà.

Thông tin họ lấy từ đâu? Từ bản tin dự báo thời tiết của ông/bà đó. Tôi viết ra đây chỉ với mục đính cung cấp thêm thông tin để chúng ta hiểu đúng hơn về việc dự báo và khả năng dự báo cơn bão vừa qua. Nếu quá lời, vì trong tâm trạng quá đau xót, xin ông/bà lượng thứ.

Vâng, đúng như lời ông/bà nói, cho đến bây giờ chưa có một đài Khí tượng nào trên Thế giới có thể dự báo chính xác tuyệt đối cả và thậm chí trong nhiều trường hợp rất sai số. Nhưng, tại sao họ (ví dụ lấy các đài trong Khu vực có điều kiện địa lý và hoàn lưu khu vực tương tự như của Việt Nam) vẫn cứ đưa ra dự báo, trong khi đó thì như ông/bà nói là nếu dự báo xa hơn (trên 24h) sai thì số lớn và nếu vậy thì rất nguy hiểm.

Thế họ (KV) có nhận thức được việc họ dự báo dài hơn 24h và chắc chắn có sai số (ở đây chưa bàn đến như thế nào được gọi là sai số?) thì có nguy hiểm hay không? Vâng, cũng đúng như lời Ông Thành nói về dự báo của đầi Hồng Kông, vòng tròn thể hiện sai số của dự báo. Nhưng đường màu hồng đậm nét và các tâm bão của họ để làm gì thì ông lại không chịu giải thích.

Thực sự đài Hồng Kông đã dự báo (vì xác định có sai số nên mói có thêm vòng tròn) và dự báo trước gần 3 ngày (72h) về đường đi của bão. Và, kính thưa ông/bà, chắc họ có phép thần thánh gì đó, là người nhà mười mấy đời của Khổng Minh??? nên đã "cực kỳ may mắn" dự báo cực kỳ đúng.

Vâng, cũng đúng như lời Bà Liên nói, Đài TW đã thực hiện đúng "quy trình đự báo bão lũ của Thủ Tướng" nên kết quả mới chậm và kém các đài trong Khu vực và trên thế giới như vậy. Quy trình dự báo bão lũ của Thủ Tướng là gì? Có cần phải điều chỉnh hay bổ sung? Về mặt khoa học, vâng, cũng đúng như lời Ông/Bà nói, việc dự báo hướng đi của bão là rất khó khăn vì nó chịu ảnh hưởng rất lớn của hoàn lưu trên không. Vậy các số liệu này Đài TW có hay không? Các đài Khu vực tại sao họ lại có??? Tôi cũng xin đưa ra đây một vài thông tin (chưa hoàn toàn cập nhật) về các vệ tinh đang cung cấp các số liệu đó: 1- MeteoSat của Châu Âu: http://www.esa.int/SPECIALS/MSG/SEMTZEULWFE_0.html 2- Các vệ tinh thuộc Dự án EOS cua NASA: http://eospso.gsfc.nasa.gov/ftp_docs/measurements.pdf MeteoSat, cung cấp ảnh về khí tượng toàn cầu, từ 15 đến 30' một lần.

Các ảnh của EOS ngoài các yếu tố thời tiết thông thường như mây, nhiệt độ, còn cung cấp rất đầy đủ các thông số khác nữa về khí quyển (xem trang web của EOS). Chắc chắn các thông tin này là đủ để các đài Khu vực dự báo đúng được cơn bão số 1 vừa rồi.

Vâng, cũng đúng như lời một vài bạn trên diễn đàn đã trao đổi, tôi hoàn toàn đồng ý rằng "với sự đầu tư" của Nhà Nước và "nguồn nhân lực" hiện tại thì kết quả dự báo thời tiết nói chung như hiện nay của Đài TW so với tất cả các ngành và lĩnh vực khác ở nước ta là hiệu quả nhất rồi. - Nhưng, thưa ông/bà, rõ ràng là các điều kiện để dự báo tốt được như của các đài trong Khu vực là hoàn toàn có, nhưng ông/bà lại không đưa ra được kết quả như của người ta.

Tên: Nguyễn Học

Cách trả lời của ông Lê Công Thành không thuyết phục chút nào. Tôi xem các bản tin trang www.vnbaolut.com, họ dự báo khác với ông Thành. Ngoài ra còn các Đài khác nữa họ nói bão di chuyển lên phía Bắc, còn ông Lê Công Thành cứ khăng khăng như ông biện bạch, vì ông nghĩ rằng cứ dự đón đầu bão vào bờ biển Việt nam đi, nếu đổ bộ vào thật thì mình có "công", còn nếu ngược lại thì chẳng chết ai cả.

Khốn thay, ông không nghĩ đến gần nghìn người đánh cá ngoài biển, Ông vô cảm khi trả lời: "Nếu sai, tôi xin từ chức". Có nghĩa là nếu ông không từ chức thì ông đúng. Tôi rất ủng hộ ý kiến của LS Chính. (Nguyễn Học, sinh 1949, tốt nghiệp Đại hoc Tổng hợp HN 1971, hiện ở Hải Phòng)

Tên: dovanbinh

Tìm nguyên nhân thảm hoạ của thảm hoạ bão chanchu

Bão Chanchu không vào Việt Nam nhưng hàng trăm ngư dân đánh bắt xa bờ đã thiệt mạng trong cơn bão này. Nguyên nhân trước hết mà ai cũng nhìn thấy đó là:

1) Tàu thuyền của ngư dân ta có còn ngoài khơi không? không ai biết !

2) Các bộ nghành liên quan đến kế hoạch đánh bất xa bờ của ngư dân hoàn toàn không có kế hoạch dự báo thời tiết đối với đối tượng này bởi lẽ bão chanchu được dự báo là cơn bão xa ( tất nhiên là so với đất liền nhưng lại là tâm bão với những ngư dân đánh bắt xa bờ)

3) Sự hợp tác quốc tế trong việc dự báo bằng các bản tin tiếng Việt của các đài trong khu vực không có ( nguyên nhân có thể là không có kế hoạch dự báo thời tiết cho đánh bắt xa bờ, hoặc tầm nhìn chiến lược hạn chế, hoặc chưa có thói quen hội nhập với thế giới)

4) Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác dụ báo. Làm việc trong những nguyên tắc cứng nhắc đã lạc hậu ( thể hiện trong việc các tin dự báo chỉ có giá trị trong 24 giờ một thời hạn quá ngắn để có thể quyết định hướng hành động nhưng lại quá dài so vói sự thay đổi của thiên nhiên.)

Trên đây là 4 nguyên nhân mà những người dân bình thường ai cũng nhìn thấy đã trực tiếp gây ra thảm hoạ của bão Chanchu. Người dân chúng tôi cần biết ai phải chịu trách nhiệm này ? 

Tên: Phan Thị Nguyệt Minh

Về cơ bản, tôi đồng tình với Luật sư Chính, rằng nên khởi tố hình sự vụ Dự báo sai để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trong cơn bão Chan Chu vừa qua. Xong, tôi không đồng tình với lập luận: "dự báo 24 hay 48 giờ thì quy chế đều do con người lập ra. Mục đích của dự báo thời tiết là trong tình huống khẩn cấp thì phải làm sao để hạn chế thấp nhất hậu quả bão gây ra, nên không thể nào cứ “khư khư” với dự báo 24 tiếng được, không thể xơ cứng, thậm chí phải phát bản tin dự báo thời tiết đi liên tục, như thế mới làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Việc bám vào căn cứ “dự báo 24 tiếng” để thoái thác trách nhiệm là không thể chấp nhận được…" của ông Chính.

Quy chế đúng là do con người lập ra, nhưng đã là một nhà nước pháp quyền thì phải tuân thủ triệt để pháp luật. Do đó, nếu những người có trách nhiệm trong dự báo bão đã làm đúng quy trình theo quy định của Chính phủ thì không thể kết tội họ được. Có chăng ở đây chỉ là đánh giá về mặt đạo đức nghề nghiệp thôi.

Những con người không có tâm, đức thì cũng không thể để đứng trong bộ máy nhà nước được, vì sớm muộn gì học cũng gây thiệt hại cho dân, cho nước.

Tôi tin rằng, những lời nói của ông Thành chỉ là nguỵ biện. Vì theo thông tin từ báo chí, sau khi bão đã đổi hướng được 8 tiếng, chúng ta mới phát thông báo (như thế đúng hơn là dự báo) về việc bão thay đổi hướng đi. Do đó, nếu khởi tố hình sự, tôi cũng tin rằng cơ quan điều tra sẽ làm rõ được vấn đề. Còn việc tham khảo các bản tin dự báo của các nước bạn, nếu không có quy định nào bắt buộc phải Ngành dự báo của ta phải làm thế thì cũng không thể kết tội họ được. Lại chỉ có thể đánh giá về trình độ, về cái tâm, cái đức đối với nghề nghiệp và đối với sự an nguy của nhân dân thôi.

Cơn bão Chan Chu vừa qua, đúng là làm cho chúng ta đau, chúng ta nhức nhối. Nhưng không thể vì thế mà cứ chụp mũ cho người này, chụp mũ cho người kia không bằng những căn cứ pháp lý.

Vụ việc này, theo tôi, cũng nên đặt ra vấn đề xây dựng pháp luật, xây dựng các quy chế ở nước ta. Liệu, công tác xây dựng pháp luật cùa chúng ta đã tiên tiến chưa? Đã dự liệu được bao nhiêu sự thay đổi của thực tế? Đã theo kịp sự thay đổi của thực tiễn chưa? Hay mới chỉ là thực tế phát sinh thế nào rồi mới xây dựng luật để điều chỉnh, hay nói cách khác là đuổi theo sự thay đổi hàng ngày trong xã hội?

Tên: Vũ Quang Bình

Bức xúc trước việc trả lời của những người có trách nhiệm của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương.

Trả lời như ông Thành và bà Liên là không được, là thiếu trách nhiệm, chả lẽ họ không động lòng hay sao khi mà thiệt hại của bà con ngư dân do thông tin của họ đưa ra là quá rõ ràng; những người đi biển ngoài kinh nghiệm ra còn biết nghe ai ngoài TTDBKTTVTW. Theo tôi cần phải xử lý thật nghiêm khắc bằng pháp luật với hành vi này chứ không phải chỉ từ chức mà xong.

Tên: Nguyễn thị Quyên

Tôi nhất trí với quan điểm của luật sư Chính. Cần phải khởi tố để làm rõ trách nhiệm của người làm dự báo chậm việc chuyển hướng của cơn bão chan chu gây hậu quả nghiêm trọng.

Tôi thấy rằng trong Bộ Luật hình sự, có quy định trong 1 số trường hợp người phạm tội phải biết được việc mình làm hoặc không làm là vi phạm pháp luật hình sự. Người làm công tác dự báo mà lại không biết vào thời điểm này là mùa đánh bắt xa bờ của ngư dân là điều không thể chấp nhận được. Việc này là bắt buộc người làm công tác dự báo phải biết.

Theo đó, tôi thấy cần phải có 1 cuộc cải cách thực sự cho công tác dự báo thời tiết nói riêng và ngành khí tượng thuỷ văn nói chung. Về công tác dự báo: Quy chế về dự báo phải thay đổi như thế nào khi quy chế này vừa được sửa đổi và đưa vào thực hiện? Quy chế mới này có gì mới hơn so với quy chế cũ không? Có phải người làm công tác dự báo không có đủ năng lực trình độ làm việc? Có phải lâu nay ngành này không được ngân sách nhà nước chú ý? Tôi cho rằng ngành này có nhiều người tài, có nhiều người tâm huyết. Nhưng cụ thể họ được sử dụng như thế nào? Tôi cho rằng ngành này có được ngân sách nhà nước chú ý, thậm chí còn có cả đầu tư của nguồn vốn ODA. Nhưng nguồn tài chính này được sử dụng như thế nào?

Hiện nay, tôi thấy ở 1 số trung tâm dự báo cấp tỉnh vẫn chưa được trang bị cổng ADSL. Họ vẫn phải dùng Modem. Mạng thông tin nội bộ thì trục trặc. Chẳng biết sau 1 tuần bị "sập"nay đã được sửa chữa chưa. Máy tính thì được trang bị chưa đủ , chưa đáp ứng được yêu cầu dự báo.

Về ngành khí tượng thuỷ văn: Tôi thấy rằng chưa có 1 ngành nào mà công chức lại "lành" như ngành này. Hậu cơn bão chan chu với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như vậy mà trên diễn đàn không có lấy 1 bài báo, 1 ý kiến nhận xét, đánh giá, hay trao đổi gì về công tác dự báo của chính những người làm trong ngành ngoài những bài phỏng vấn bà Châu, ông Đức , ông Nguyễn công Thành và ông Lê Công Thành.

Họ không biết gì hay họ không dám nói? Phải chăng đến việc đưa ra trao đổi về công tác dự báo xem đã làm đúng chưa, đúng đến đâu, hay sai thì sai thế nào mà họ cũng không "dám" làm? vậy cho nên cho đến bây giờ người dân vẫn rất mù mờ về ngành KTTV.

Người ta chỉ biết là đã dự báo đúng quy chế nhưng vì đúng mà hậu quả lại nghiêm trọng quá. Vậy nên chăng chúng ta cần phải khởi tố người đã vi phạm pháp luật. Đồng thời chúng ta cũng cần phải mổ xẻ vấn đề này tới nơi tới chốn.

Tên: Hoang Vinh

Toi hoan toan dong y voi Luat su Pham Liem Chinh, Can phai khoi to hinh su vụ việc này. Cac dau hieu, hanh vi, hau qua la qua du cho cac yeu to cau thanh toi pham hinh su! Va day cung la viec can lam de thay doi thai do, trach nhiem doi voi CBCC trong lam viec.

Tên: Nguyễn Diễm quỳnh

Hình như Ông thành chưa được nói chuyện trực tiếp với các ngư dân trở về từ thảm hoạ của cơn bão chanchu nên ông mới nói rằng nếu dự báo sai ông xin từ chức. Hãy gặp nan nhân trở về từ con tàu của Quang Ngãi có ngư dân tên là Tân được cá voi cứu sống như báo thanh niên đã đưa tin thì ông sẽ hiểu dự báo sai làm các thuyền trưởng dầy dặn kinh nghiệm đều cho thuyền đi lên hướng Bắc để tránh bão và đã để xác lại biển khơi.

Có gì có thể bù đắp nổi cho họ đây ? Tôi nghĩ nếu là mình chắc sẽ ám ảnh cả đời... 

Tên: Nguyễn Thanh Tuấn

1. Sự yếu kém trong quản lý thể hiện: - Thiếu sự chỉ đạo về nghiệp vụ dự báo, thay đổi cơ chế làm việc ( vẫn sử dụng quy chế cũ vốn không còn phù hợp với thực tế). - Thiếu sự tập trung chỉ đạo đối với những thiên tai lớn sắp xảy ra. Vẫn không rút kinh nghiệm từ bài học cơn bão số 5 trước đây.

2.  Trong khi cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ về dự báo thời tiết nhưng vẫn không dám đưa dự báo cụ thể mà chỉ chung chung, sợ trách nhiệm. Trong khi ngưòi ta thống kê 30 trận bão kiểu như vậy mới có 3-4 trận đổ bộ vào đất liền mà lại chủ yếu vào khoảng tháng 8-tháng 11 mà vẫn không dám đưa ra dự báo. Còn vin vào việc thực hiện quy chế lạc hậu, như vậy dự báo có tác dụng gì?

- Các nước trong khu vực đã dự báo được đường đi cơn bão từ ngày 11/5, các ngư dân sống sót cũng xác nhận các tầu quốc tế cùng neo đậu với họ đã rời khu vực có bão trước đó 1 tuần. Vậy mà một động tác đơn giản là vào internet để cập nhật thông tin mà đông cán bộ như vậy cũng không có ai làm được.

Do vậy có thể nói trách nhiệm chính thuộc về ngươì quản lý việc thu thập thông tin và quyết định thông báo thông tin dự báo đó. Nhà nước cần phải cách chức người này, nếu cần thiết phải truy tố theo bộ luật hình sự về hành vi vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và điều quan trong là để những người thay họ ý thức được trách nhiệm của mình mà làm tốt hơn.

Tên: Hoàng Long

Bão Chan Chu có thật sự chuyển hướng

Bão Chan Chu hoàn toàn không có bất ngờ đổi hướng. Những lời bào chữa của bà Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng-thuỷ văn TW để nhẹ đi phần sai sót trách nhiệm của Trung tâm dẫn đến cảnh đau thương tang tóc mà người dân miền Trung phải chịu hiện nay và mãi mãi....

Tại sao dự báo của chúng ta chậm và thiếu chính xác so với dự báo của lực lượng Hải quân Mỹ, của Hong kong, Tai wan...khi bão đã chuyển hướng bắc, dự báo vẫn là hướng tây bắc? tại sao Trung tâm không tham khảo các dữ liệu của những trang web như: www.vnbaolut.com (http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/5/29/150111.tno). Rõ ràng, Trung tâm đã thiếu trách nhiệm trong việc dự báo bão, gây hậu quả thật đau lòng. Tôi nghĩ, có thể truy tố họ vì tội: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tại sao không?

Tên: Nguyễn Hùng Hà

Nỗi đau và trách nhiệm trong cơn bão Chanchu

Cơn bão Chanchu đi qua, những tang tóc và bi thương vẫn còn đó. Trong niềm vui như được sinh ra lần thứ 2, trong nỗi đau tột cùng của những người thân đang không biết xác người đi biển ở đâu, nước mắt tôi đã chảy khi đọc những bài báo của tienphongonline.

Xót thương thay cho những người mẹ mất con, vợ mấy chồng, con mất cha. Xót thương thay cho những ngư dân đi biển không trở về, xác các anh đang ở đâu? Có nỗi đau nào hơn thế? Tôi là một người dân cũng không có sự hiểu biết nhiều về khí tượng thuỷ văn. Tôi chỉ đọc các bài báo của các bạn nghiên cứu sinh ở nước ngoài, về dự báo hướng đi của cơn bão Chanchu. Tôi cũng đã đọc rất kỹ bài trả lời phong vấn của Bà Liên. Và theo như như báo của Trung tâm KTTV, mọi người có dự đoán được hướng đi của cơn bão nhưng vì tính chính xác cao nên các bà đã không báo. Và để đến khi cơn bão ngoặt hẳn hướng thì các bà mới báo.

Tôi hoàn toàn ủng hộ với ý kiến của một bạn đọc là các bà nên đổi thành : THÔNG BÁO THỜI TIẾT chứ đừng gọi là dự báo thời tiết nữa. Các bà đừng nói là các bà không biết, vì các bà có đủ điều kiện và sự thực tế để biết điều này. Và chính vì cái tính chính xác của các bà đã làm cho bao nhiêu ngư dân bị thiệt mạng. bao nhiều xác ngư dân còn trôi nổi trên biển, bao nhiều xác ngư dân đã bị cá ăn thịt. Và có dòng chữ nào để tả hết được nỗi đau của người dân miền trung.

Tôi biết các bà đã cố gắng nhiều trong công việc. Nhưng trong cơn bão Chanchu vừa rồi sự cố gắng của các bà đã để lại "thành quả" gì? Đừng phủ nhận hay phản biện để thoái thác trách nhiệm của TT KTTV. Hậu quả đã xẩy ra mà chẳng thể khắc phục được nữa.

Tôi chỉ mong TT KTTV nên can đảm mà nhận trách nhiệm về mình. Và lời hứa được chứng minh bằng hành động là sẽ thay đổi phương pháp, quy chế, sẽ tăng cường tính học hỏi... Cuối cùng điều tôi muốn nói tới nhân dân miền trung: Hãy cố gắng để vượt qua khó khăn này, Chúng tôi nhân dân cả nước sẽ luôn ở bên mọi người. Tôi cầu mong cho linh hồn của những ngư dân Việt Nam đã thiệt mạng ngoài biển được bình yên.

Tên: Trần Quang

Cần xem xét trách nhiệm của từng cán bộ trong TTDBKHTV TW

Tôi đã xem cách trả lời của những người lãnh đạo Trung tâm DBKTTV TW, tôi rất bất bình về cách trả lời của họ, đó chẳng qua là bao biện, thoái thác trách nhiệm. Rõ ràng dự báo của Trung tâm DBKHTV của Việt Nam là sai, chậm và không có hiệu quả gì trong việc phòng tránh cơ bão số 1, với thông tin như thế thì thiệt hại là không thể tránh được.

Tôi rất tâm đắc với bài của tác giả Trần Chí Hiển với nỗi đau từ đáy lòng về mất mát của những người dân vùng biển miền Trung. Tôi đề nghị : sau khi khắc phục các hậu quả của cơn bão số 1, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chính phủ cần xem xét cụ thể trách nhiệm của từng cán bộ trong Trung tâm dự báo KTTV TW. Tôi thấy nếu cứ làm việc theo kiểu này thì thiệt hại do bão lụt có thể vẫn còn tiếp diễn vì không có trường hợp nào đều giống nhau.

Tên: Nguyễn Việt Trung

Người dân cần những thông tin thời tiết chính xác

Ngành dự báo thời tiết của Việt Nam rất ít khi đưa ra được các thông tin chính xác. Các thông tin đưa ra thường xuyên sai lệch nên người dân không quan tâm nhiều đến các thông tin của các bản tin dự báo thời tiết đưa ra.

Từ khi tôi còn rất bé cho đến bây giờ vẫn thấy cách dự báo thời tiết như vậy, rấtt chung chung và ít khi đưa ra các thông tin chi tiết. Các kênh thông tin của TƯ thì đưa ra các thông tin đại loại như vùng này có mưa rào và giông vài nơi, vùng kia thì có mưa rào và giông rải rác..., nên người nghe không thể hiểu được.

Ở các nước phát triển người ta có thể dự báo chính xác đến từng chi tiết cụ thể như vùng nào có mưa và khoảng từ mấy giờ đến mấy giờ để người dân có thể chuẩn bị trước để đối phó với tình hình nếu phải ra ngoài vào các thời điểm đó.

Ở nước ta cũng có một cơ quan khí tượng có tổ chức đồ sộ cùng với các trang thiết bị hiện đại mà tại sao vẫn chưa đưa ra được các thông tin thời tiết với độ chính xác cao? Hay là chúng ta nên đề xuất .....đi thuê các chuyên gia nước ngoài

Tên: Phạm Anh Son

Tôi đã nghe ông Thành trả lời rằng khả năng dự báo của chúng ta là trong phạm vi 24h, tức là trước 24 khi bão chuyển hướng chúng ta phải biết. Nếu khi đó chúng ta thông báo được cho ngư dân thì tôi nghĩ tất cả các ngư dân đều tránh được nguy hiểm.

Theo tôi đưọc biết, bão bắt đầu chuyển hướng lúc 1 giờ ngày 15/5 nhưng đến 9h30 trung tâm mới thông báo về sự đổi hướng, cho tôi hỏi tại sao có sự chậm chễ này. Mặt khác, khả năng của chúng ta chỉ dự báo được trước 24h, tôi không bàn luận gì, nhưng trong khi chúng ta có rất nhiều thông tin dự báo từ các nguồn khác như của Nhật, Hồng Kông... đều dự báo rất sớm bão sẽ đổi hướng đi lên phía Bắc, chẳng lẽ chúng ta không có một sự tham khảo nào cả hay sao, hay chúng ta không tin vào họ.

Tôi nghĩ đã là dự báo thì đó là khả năng có thể xảy ra, nhất thiết không bắt buộc phải chính xác 100%, chúng ta phải nghĩ đến tình trạng xấu nhất để phòng tránh, chứ cứ theo cách làm chắc chắn 100%, không dám dự báo trước như hiện nay thì chúng ta là thông báo tình hình chứ không phải là dự báo.

Tên: nguyen thanh binh

Mấy ngày nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết rất nhiều về hậu quả của cơn bão Chanchu và tôi cũng biết ở một số nước Châu á đã dự đoán được đúng hướng đi của bão từ trước đó sẽ không đổ bộ vào Việt Nam. Vậy tại sao những con người đang công tác trong ngành dự báo khí tượng trên đất nước VN này lại ko có đủ trang thiết bị, trình độ hiểu biết để cập nhật và tiếp thu những kiến thức của các nước bạn?

Tại sao những người công tác trong các ngành khác khi truy cập mạng Internet cũng biết được điều đó mà ngành dự báo lại không biết hay là biết mà không nói vì sợ "có nhiều kiểu dự báo khác nhau sẽ không biết nên theo hướng nào"?

Trách nhiệm này thuộc về ai khi hậu quả của cơn bão này đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến cả một thế hệ của những làng chài ven biển Quảng Nam

Tên: Nguyen Thanh Trung

Neu nhu khong co con bao Chanchu, nhieu nguoi dan cung da khong may tin vao nh­ung du bao thoi tiet cua VietNam. Du bao mua thi van nang, bao nang thi van mua. Tuy nhien no cung chang anh huong nhieu den cuoc song hang ngay.

Nay xay ra con bao Chanchu moi thay hau qua cua viec du bao thieu chinh xac la vo cung lon, khong the khac phuc duoc. Hang tram nguoi chet va mat tich, hang ngan nguoi lam vao canh doi ngheo, khong noi nuong tua. Nhung hau qua nay thuc ra co the tranh khoi neu nhu:

- Cong tac du bao thoi tiet cua Viet Nam khong bi lac hau qua xa so voi cac nuoc trong khu vuc: Tai sao gan nhu khong co tau thuyen nao cua cac nuoc trong khu vuc bi chim, khong co ai bi chet mac du ho cung ra khoi danh bat ca nhu nhung ngu dan cua chung ta, tham chi tau ho con to hon, nguoi nhieu hon?

- Tai sao du bao cua cac nuoc doi voi duong di cua bao Chanchu la khong dot ngot (ho da biet truoc) ma du bao cua ta lai bat ngo truoc duong di cua bao?

- Tai sao du bao cua Hong Kong (toi 12/5) noi bao da chuyen huong khong vao VietNam ma du bao cua ta mac du cham sau Hong Kong gan 2 ngay (sang 14/5) van noi bao ChanChu se tiep tuc tien vao VietNam?

- Trach nhiem ve hau qua cua con bao ChanChu bay gio thuoc ve ai, hay ai chet, ai doi nguoi ay phai chiu, hay loi tai ong Troi? - Hay bao nhung nguoi lam cong tac du bao thoi tiet o Viet Nam ve Da Nang chung kien dau thuong , tang toc va hoi xem ai gay nen nhung tham hoa nay?

Tên: Trần Quốc Sơn

Một câu hỏi thẳng thắn

Xin hỏi ông Thành, GĐ TT khí tượng thủy văn TƯ một câu thẳng nhất và mong ông trả lời: Tại sao dự báo của Trung tâm ngày 15/5 vẫn thông báo bão đi theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc trong khi thực tế bão đã đổi sang hướng Bắc từ ngày 14/5 (bản tin của một số đài khí tượng khác trong khu vực đã khẳng định điều này và một số đài (như đài Hồng Kông) đã dự báo bão chuyển sang hướng Bắc từ ngày 13/5)?

Có phải do năng lực của Trung tâm kém, thiết bị dự báo lạc hậu hay tâm lý rằng dự báo bão vào Việt Nam nếu đúng thì tốt, nếu sai (tức không vào Việt Nam) cũng vẫn tốt! Ông có thấy trách nhiệm gì của trung tâm trong sai sót vừa qua không? Ông có ý định nhận trách nhiệm, xin lỗi người bị nạn hay từ chức không?

Tên: Trần Văn Hậu

Cơn bão Chanchu đã để lại biết bao đau thương cho ngư dân vùng biển miền Trung, trong đó ngư dân Quảng Nam quê tôi chiếm số đông, thiệt hại về tàu thì ít hơn Đà Nẵng và Quảng Ngãi, nhưng thiệt hại về người thì vô cùng lớn, đa số là những con người vùng quê nghèo đi làm thuê cho các tàu ở Đà Nẵng, đau đớn thay hơn 200 người vẫn không tìm thấy xác.

Tôi vẫn không hiểu vì sao công tác dự báo thời tiết của chúng ta lại chậm hơn các nước khác đến như vậy. Do quy chế ư? Những con người làm dự báo thời tiết ít nhiều liên quan đến địa lý, gió, bão, biển.... Tại sao họ không nghĩ được mùa này các tàu đánh cá tập trung ở phía bắc để mưu sinh, không có sự phối hợp của Bộ Thủy sản ư? Đừng nên trách người hãy tự trách mình để hoàn thiện.

Trung tâm dự báo thời tiết khí tượng thủy văn Trung ương sẽ làm gì để mang lại quyền được thông tin tốt nhất đến người dân trong việc phòng tránh các cơn bão số 2, 3, .... sau này?

Tên: đỗ thị lâm

-Cùng neo đậu một nơi tránh đợt không khí lạnh nhưng tầu nước bạn lại đi cách đấy 7 ngày khi có tâm bão đi qua còn các ngư dân VN thì ngơ ngác chờ tin từ " Dự báo thời tiết".

-Tôi không hiểu từ '' Dự báo thời tiết'' ở nước ta có nghĩa như thế nào? là "Thông báo" hay "Theo bão" và từ " tin bão xa".vì đã là dự báo thì phải cách "ít nhất 3 ngày' khi địa bàn đó nằm trong tâm bão (tôi dùng từ ít nhất vì với thời CNTT như hiện nay thì có thể dự báo còn nhiều hơn nữa)

-Và " tin bão xa" thì thường thì báo khi bão về đến đất liền chứ không báo khi cách vùng này hay vùng kia trên biển là bao nhiêu? và biển thì mênh mông 4 hướng sao "dự báo thời tiết" của nước ta không báo một hướng mà khả năng bão không đi qua hoặc chỉ ảnh hưởng nhẹ để những người dân đi biển biết để có thể không bị tổn thất nhiều như cơn bão số 1 này?

-Và qua cơn bão số 1 này liệu các cơ quan chức năng có nghiêm túc nhìn lại mình và bài học mà những người dân đi biển đã không còn ngày trở về?

-Liệu cơn bão số 2 tương tự có tránh được thảm hoạ như trên không?

Tên: Trần Tuấn

Có thể dự báo thời tiết chính xác được không?

Kính thưa các anh các chị trong diễn đàn. Có lẽ chỉ đến cơn bão Chanchu chúng ta mới nhìn lại cách thức dự báo thời tiết của TTKTTV Việt nam. Phải chăng chỉ đến khi Phó Thủ tướng có ý kiến thì mọi người mới quan tâm tới tính chính xác của thông tin dự báo?

Thông qua Internet mấy ngày nay tôi được biết TTKTTV đang chịu nhiều búa rìu của dư luận và cũng qua đó, Người đứng đầu TTKTTV tôi biết rằng sở dĩ báo bão vừa chậm vừa thiếu chính xác và chi tiết là do lương của cán bộ nhân viên thấp. Tôi lại không cho là như vậy. Cách đây khoảng 10 năm khi đó tôi còn là một nhân viên kỹ thuật làm việc cho một công ty TNHH kinh doanh máy tính, may mắn cho công ty của tôi là được TTKTTV chọn là nhà cung cấp thiết bị. Vào thời gian đó khi chúng tôi đến TTKTTV tại phố Đặng Thái Thân Hà nội chúng tôi khá ngỡ ngàng vì trang thiết bị của trung tâm rất hiện đại. Được biết TTđược nhà nước đầu tư một khoản tiền khổng lồ để đổi mới thiết bị.

Có lẽ nếu bây giờ tôi có đi biển như những người ngư dân đáng thương kia tôi cũng sẽ không nghe thông tin của TTKTTV Việt nam nữa. Có lẽ như thế sẽ đảm bảo tốt hơn cho sinh mạng của mình. Thật tiếc cho những đồng tiền thuế của chúng ta đã chi cho trung tâm KTTV để đổi lấy sản phẩm dự báo kém chất lượng như vậy, trong đó có tiền đóng thuế của những ngư dân bất hạnh của chúng ta.

Tên: Thanh Hung

Giờ đây, khi tất cả đã rõ ràng thì liệu những phân tích thế này có ý nghĩa gì không? Nhiều người Việt Nam, kể cả có chuyên môn và những người quan tâm đều có thể biết được điều đó chẳng khó khăn gì. Tại sao chúng ta không nhìn nhận ở một khía cạnh khác? Đó là dự báo thiên an toàn.

Rõ ràng dự báo là chấp nhận sai số, và dù sai số nhưng vẫn phải đảm bảo thiệt hại ở mức thấp nhất có thể. Từ đây chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng, với điều kiện dự báo hiện có của chúng ta hiện nay thì dự báo hướng bão vào đất liền sẽ là hướng an toàn hơn.

Còn Hồng Công thì đó đương nhiên là hướng bất lợi đối với họ, cộng với khả năng thu thập và xử lý dữ liệu tốt hơn nên họ có thể đưa ra được dự báo như vậy. Còn về khả năng dự báo của chúng ta? Nếu đã học về mô hình dự báo, không chỉ bão mà còn lũ... thì chúng ta đều hiểu rằng dữ liệu đầu vào có vai trò rất quan trọng.

Dù có giỏi đến mấy mà dữ liệu không đủ và không cập nhật kịp thời thì cũng chịu thua, giống như tung đồng xu, dùng kinh nghiệm thì có giỏi đến mấy xác suất cũng chỉ là 50%. Muốn dự đoán được chính xác thì chúng ta phải biết đồng xu bằng gì, cấu tạo ra sao, lúc tung thế nào, không khí ảnh hưởng ra sao...

Bão cũng vậy, muốn chính xác thì phải có đủ số liệu, không chỉ trong khu vực mà là toàn cầu vì chúng liên hệ chặt chẽ với nhau (tôi cũng không đồng ý với bà Châu về việc nói dự báo căn cứ nhiều vào dữ liệu về các cơn bão đã có từ trước, bây giờ khí hậu toàn cầu cũng như công nghệ dự báo đã thay đổi, tư duy kiểu đó không thích hợp với một nhà khoa học).

Điều đó thì rõ ràng chúng ta chưa thể có ngay được lúc này. Hi vọng đây sẽ là một cú huých để ngành dự báo có cơ hội được và tự thay đổi mình. Và tôi cũng xin chia buồn đến các gia đình có người thân đã gặp nạn trong cơn bão.

Tên: Timothy Nguyen

Du Bao Thoi Tiet o My

Qua doc bai ve du bao thoi tiet o VN, toi thay rat buon khi bao nhieu nguoi da phai mat mang hoac suyt mat mang chi vi du bao khong chinh xac thoi tiet. Toi song o My da hon 20 nam, va nhan thay rang dan My rat chu y ve du bao thoi tiet. Tu nguoi dan binh thuong cho den nhung nguoi lam viec o nung chuc vu cao cap, ai ai cung nam duoc thoi tiet se xay ra nhu the nao trong ngay.

O Texas thoi tiet rat ky la co the trong 1 ngay co den..4 mua, va co nhung con loc kinh hoang nen rat quan trong neu biet truoc duoc thoi tiet se nhu the nao. Toi nhan thay o VN, nguoi ta khong chu y nhieu den du bao thoi tiet va viec nay dan den nha nuoc khong cung ung du tien bac de viec du bao thoi tiet chinh xac hon. Mong con bao vua qua se la kinh nghiem de dieu bat hanh se khong xay ra trong tuong lai. Timothy Nguyen - TX

Tên: Vũ Ngọc Lăng

Hãy trả lời về không khí lạnh ảnh hưởng tới hướng bão

Là người dân bình thường nhưng ngay từ thứ sáu, ngày 13/5/2005 tôi đã suy luận và khẳng định bão chắc chắn đi lên phía bắc bởi lý do:

1-Tại vùng bắc và tây bắc nước ta đang có vùng áp cao lạnh, có nghĩa là không không khí có áp suất cao ( không khí đặc). Theo nguyên lý " nước chẩy chỗ trũng" tức là bão sẽ đi vào vùng nào có áp suất thấp ( tức không khí loãng hơn), như vậy bão không thể vào được vùng không khí đặc là bắc bộ ( vào là bị đẩy ra).

2- Ở phía nam đang có gió tây tây nam thổi lên, như vậy bão sẽ bị đẩy lên.

3- Quán tính của bão đang đi từ đông đông nam sang tây- tây bắc thì có quán tính nhất định. Với lực như trên, đến một giới hạn cân bằng thì bão sẽ bị đẩy ra hướng nào không có lực giữ tức là chỉ còn hướng bắc.

Với suy luận đơn giản như trên cũng sơ bộ được vậy lý do gì mà trung tâm khí tượng không có những tính toán để dự kiến hay chỉ là thông báo. đặc biệt vào ngày nghỉ ( chiều thứ 6, ngày thứ 7, chủ nhật ) nên chỉ để lại một vài nhân viên trực máy (?) nên mới để ra thảm hoạ như trên. Đề nghị toà soạn chất vấn trung tâm dự báo về nội dung này.

Tên: Lê Thu Hà

Những người làm thời tiết cũng như bất kỳ ai làm công việc gì khác, ai cũng luôn có trách nhiệm với công việc của họ, vì lợi ích của nhân dân, đất nước mà cũng chính là lợi ích, danh dự của họ. Tôi biết chắc chắn họ cũng bỏ nhiều công sức, trách nhiệm trong việc dự báo hàng ngày, và đặc biệt là cơn bão Chanchu lần này.

Không một người nào muốn dự báo sai, không ai muốn đem thiệt hại về cho người dân nên trước khi đưa những thông báo về thời tiết, chắc chắn họ cũng phải có những thẩm định, đánh giá hết sức nghiêm túc và có trách nhiệm.

Ngoài xã hội, chúng ta muốn đánh giá một người là sai hay đúng thì chúng ta dựa vào pháp luật. Còn trong khoa học, chúng ta cần một hội đồng thẩm định nghiêm túc để đánh giá vấn đề chứ chúng ta không thể đánh giá họ khi mà chỉ dựa vào những hậu quả, cho dù hậu quả đó có đi ngược những nỗ lực của họ đến đâu chăng nữa.

Bạn chắc hẳn là người có tiếp cận với công nghệ thông tin, tiếp cận với những phương tiện thông tin hiện đại nên bạn biết được rằng cơn bão Chanchu được dự đoán là đổi hướng từ rất sớm. Còn những người đi biển, học không đủ trình độ ngoại ngữ để nghe hay lấy thông tin từ các nguồn thông tin nước ngoài như bạn. Họ chỉ nghe qua Đài tiếng nói Việt Nam.

Chính các nhà làm thời tiết cũng hiểu được điều này nên học chắc chắn phải xác định rõ ràng được trách nhiệm của họ trong việc dự báo để đảm bảo an toàn cho người dân. Họ cũng là những người làm nghiên cứu nên họ không thể sử dụng ngay những thông tin của những nhà khoa học, những cơ quan thời tiết nước ngoài. Họ cũng phải có những đánh, giá, phân tích của họ trước khi đưa đến thông báo cho người dân.

Vì vậy, chúng ta không nên lấy những thông tin đó làm thước đo cho tinh thần trách nhiệm của những nhà dự báo thời tiết của ta. Tôi, một sinh viên trong nước ngành xã hội chứ không phải khoa học tự nhiên, đưa ra những ý kiến trên chỉ với mục đích rằng chúng ta hãy có cái nhìn khách quan hơn với các vấn đề.

Tên: Vuong Thanh Long, Nhật Bản

Cần khắc phục ngay công tác dự báo thời tiết !

Trước hết, xin cho tôi gửi lời chia buồn sâu sắc đến tất cả các bà con đã chịu đựng những mất mát, đau thương do cơn bão số 1 vừa qua gây ra. Cả dân tộc Việt Nam đều vô cùng đau xót phải chứng kiến và nghe những hậu quả do thiên tai mang lại.

Trong những nguyên nhân dẫn đến những tổn thất đó, hẳn có sự góp phần không nhỏ của công tác dự báo thời tiết.

Nhiều khi, nhận thức của người dân thường là: thời tiết là chuyện của ông trời, dự đoán sai cũng là chuyện thường thôi mà. Và có lẽ, do không có sức ép mạnh mẽ từ công chúng, tôi quan sát thấy đã bao lâu nay, ngành khí tượng thuỷ văn của ta cũng không cải thiện được bao nhiêu công tác dự báo: dự báo chậm trễ, dự báo sai rất nhiều.

Tôi rất mong các bài phản ánh và chứng minh sự sai sót, chậm trễ trong dự báo bão của cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn Việt Nam vừa qua xuất hiện trên các báo sẽ là một bước đi tiên phong của ngành báo chí tiếp tục theo dõi để chỉ ra sự yếu kém của ngành dự báo khí tượng thuỷ văn Việt Nam.

Chỉ sau khi đặt chân đến Nhật bản một thời gian ngắn, không những tôi mà rất nhiều người bạn Việt nam khác đã để ý ngay thấy rằng, dự báo thời tiết của Nhật rất chuẩn xác, chuẩn xác hơn nhiều so với dự báo thời tiết ở Việt Nam.

Nếu dự báo thời tiết cho cả tuần, có thể sẽ có sai lệch ít nhiều, nhưng dự đoán cho hai ngày tới thì phải nói là chính xác đến mức đáng kinh ngạc. Hoạ hoằn nếu có sai sót xảy ra, ngay ngày hôm sau, trên chương trình dự báo, thường các phát thanh viên cũng nêu ra được các ảnh hưởng gây dự báo sai một cách rất khoa học, và họ nhìn nhận sự sai lầm đó.

Nếu bạn sử dụng chương trình vấn tin thời tiết qua điện thoại di động, thậm chí còn biết được ngày mai trời sẽ mưa, nắng từ mấy giờ đến mấy giờ, khả năng mưa là bao nhiêu, ....rất cụ thể chi tiết. Nếu hôm trước nghe TV dự báo chiều mai sẽ mưa, khi bạn ra đường buổi sáng mai, lên tàu điện, xe bus, sẽ thấy gần như mọi người đều mang ô, dù rằng buối sáng khi đó, trời có vẫn đang nắng chang chang đi nữa.

Như thế, thực tế mách bảo chúng tôi rằng, người dân Nhật cũng rất tin vào dự báo thời tiết, và sự thật chứng minh xác suất chính xác gần như tuyệt đối của công tác dự báo của họ. Và cũng chứng tỏ một điều, công nghệ dự báo thời tiết hiện nay của thế giới đã rất tiến bộ. Chúng ta không thể còn đổ lỗi cho máy móc trong việc dự báo thời tiết sai lệch thường xuyên nữa.

Trông người lại nghĩ đến ta, chúng ta hãy cùng nhìn lại tình hình dự báo thời tiết ở Việt nam. Thú thật, từ quan sát của tôi, tôi thấy dự báo sai rất nhiều. Nhiều khi trời có mưa ta lại dự báo nắng. Mỗi lúc cơn mưa về, áo mưa giấy bong lại được dịp đắt hàng, xong trận mưa, loại áo sử dụng cấp thời ấy bị bỏ vương vãi đầy các vỉa hè đường phố. Những người cẩn thận hơn thì lúc nào cũng lăm lăm áo mưa trong cốp xe máy.

Thực tế, chẳng mấy ai nghe dự báo và tin vào dự báo thời tiết của đài truyền hình để mang áo mưa cho ngày hôm sau cả: sự sai sót đã thành lệ, người dân gần như không tin tưởng vào độ chính xác của bản tin dự báo thời tiết. Những hôm dự báo từ ngày hôm sau sẽ có mưa vài hôm thì có khéo trời vẫn nắng thêm vài hôm nữa mới thấy mưa.

Nếu dự báo thời tiết cứ chậm tiến và sai lệch thế này, sẽ còn có nhiều thảm hoạ xảy ra, mà những thiệt hại vừa qua gây ra do dự báo sai cơn bão số 1 là một ví dụ đau đớn. Tôi khẩn thiết mong mỏi ngành dự báo khí tượng thủy văn hãy khẩn trương xem lại mình, xem lại qui trình, kỹ thuật dự báo của mình.

Nếu hế thống máy móc cho dự báo còn lạc hậu so với thế giới, hãy đầu tư nâng cấp để cải thiện ngay công tác dự báo thời tiết ở trong nước. Ngoài ra, việc tham khảo thông tin công tác dự báo tại các nước tiên tiến hơn trong khu vực cũng nên được coi trọng.

Tôi cũng đề nghị, những người đứng đầu các cơ quan dự báo nên tự kiểm điểm trách nhiệm của mình.  Nếu làm được những điều trên đây thì đất nước ta mới mong tiến bộ. Kính thư. Nhật Bản, 5/2006. Thành Long.

Tên: Nguyen Nho

Tôi cũng có 2 người thân đi trên tàu câu mực đã trú bão số tại bãi san hô thuộc lãnh hải Đài Loan, và đã qua 1 tuần đều thấp thỏm hy vọng họ may mắn trở về, nhưng lần lượt các chuyến tàu về đều không có người thân trở vê, dù là thi thể .... , chỉ nhận được tin từ các ngư dân trở về là tàu đó đã bị chìm rồi. Nhưng người nhà vẫn còn hy vọng... .

Rất mong qua bài báo này, bà PGĐ Trung tâm khí tượng thuỷ văn nghiêm túc khắc phục công tác dự báo thời tiết . Và mong các ban ngành từ Trung ương, địa phương về công tác tìm kiếm cứu hộ khi có bão lũ xảy ra cần triển khai nhanh chóng công tác tìm kiếm, cứu hộ để giảm bớt thiệt hại. Chứ vừa rồi là sau 5 ngày các tàu bị chìm do bão (ngày 17.5) thì các ngành chức năng mới điều 2 tàu SAR tìm kiếm cứu nạn xuất phát từ Đà Nẵng (21.5). 2 tàu SAR 411 và 412 chỉ ra tiếp nhận chở các thi thể và ngư dân về đất liền chứ có làm công tác cứu hộ, tìm kiếm đâu ????

Tên: Maihn

Đúng là trong lúc tang tóc của nhân dân vùng biển Bình Minh, chúng ta không nên khoét sâu thêm vào nỗi đau đó và phải cùng nhau tìm ra giải pháp để giải quyết thảm hoạ vừa qua. Nhưng biết làm gi bầy giờ khi bằng đó sinh mạng đã nằm lại nơi biển sâu? Biết làm gì khi bằng đó người vợ và người con mất cha. Nỗi đau của những con người ở xóm Bình Minh sẽ còn mãi.

Trong nỗi đau này liệu có ai trong số những ngượi vợ, người mẹ, người con kia trách họ một tiếng, tất nhiên là không vì họ không còn đủ sức lực để oán trách một ai trong hoàn cảnh bi thương này. Chính những người có chức, có quyền, kia phải tự cảm thấy mình phải gánh một phần trách nhiệm trong sự việc này phải tự thấy, chứ không phải chờ đến lúc người ta xem xét, kiểm tra xem ai là người đã sai sót trong những việc vừa qua rồi nói đôi ba câu xin lỗi, rất tiếc, hoặc thoái thác trách nhiệm.

Là một người dân bình thường, tôi chỉ mong viết những dòng này để ai có trách nhiệm hãy đọc nó và suy nghĩ chứ không phải để trách móc, bởi tôi hiểu sự chú ý của toàn dân Việt Nam đang hướng về vùng biển kia và chỉ biết im lặng và thương tiếc...

Tên: NGUYỄN SƠN HẢI

Quốc tang - nên chứ sao không?

Tôi không hiểu, tại sao đến giờ phút này Chính phủ không tuyên bố cả n­ước quốc tang cho hơn 200 đồng bào Miền Trung ruột thịt của chúng ta chết và mất tích trong cơn bão Chan Chu như các Quốc gia khác vẫn thường làm khi nhân dân họ bị thảm hoạ tương tự ( gần đây nhất là vụ rơi máy bay tại Nga ).

Mất mát của nhân dân Miền Trung ruột thịt của chúng ta là quá lớn. Vẫn biết rằng Chính phủ đã có Nghị định quy định rõ ràng khi nào là Quốc tang ( khi các đồng chí nguyên hoặc đang giữ các chức vụ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội từ trần ) nhưng nên phải có ngoại lệ và quy định trên phải được sửa.

Tên: TS Vũ Ngọc Bảo

1. Tôi cũng là một nhà khoa học, nên không thể đồng tình với những phát biểu của bà Phó Giám đốc và ông Giám đôc trong bản tin thời sự lúc 19 giờ 24/5/2006 trên VTV1.

2. Rất hoan nghênh bài báo của ông Trần Chí Hiển. Một bài viết thể hiện nỗi XÓT XA VÔ CÙNG của nhân dân đối với thảm hoạ mà chúng ta NHẤT ĐỊNH tránh được.

3. Tôi chưa đọc "Quy chế" mà chính những người đề xuất nó và thực hiện nó mới chỉ HÔM QUA nói rằng nó lỗi thời. Nhưng ai ngăn cấm chúng ta làm tót hơn Quy chế (dự báo dài hơn, nói rõ sự phân vân của mình để mọi người cùng chung sức xử lý.

4. Qua vụ việc này về mặt dự báo cần xem xét lại cả trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ (chúng ta giỏi hơn những trung tâm khác trong khu vực? khi mà dự báo của chúng ta khác họ) của Trung tâm.

Tên: Le Van Minh Hung

Đọc xong bài trả lời phỏng vấn của bà PGĐ TTDBKTTW tôi rất bất bình với cách trả lời mang tính đối phó, thoái thác trách nhiệm. Tôi có tham khảo về hướng ảnh hưởng của cơn bão số 1 qua dự báo của Đài khí tượng Hồng Kông thấy hoàn toàn khác với dự báo của Việt nam trong cùng một thời điểm. Như vậy tại sao bà PGĐ lại nói rằng bà và TT của bà theo sát hướng di chuyển của cơn bão?

Tên: HÀ VĂN SỸ

Hiện nay chưa thể chống trời,nhưng ít nhất cũng hạn chế được thiệt hại ở mức nào đó nếu trung tâm dự báo bão (ttdb) có trách nhiệm cao hơn,có trình độ chuyên môn tốt hơn.Do thiếu 2 yếu tố dó của ttdb nên dân ta gánh chịu hậu quả nặng nề của bão chan chu.

Đã là dự báo mà chỉ dự báo một hướng duy nhất của cơn bão là một sự thiếu cẩn trọng của TTDB.Không thể đổ lỗi cho khách quan như bà phó giám đốc ttdb đưa ra.

Mắt khác đề nghị chính phủ đầu tư trang bị hiện đại hơn cho ttdb nhằm góp phần dự báo có tính chính xác cao hơn.

Tên: Lê Việt Quang

Tôi rất đau xót trước thảm hoạ mà cơn bão Chanchu gây ra đối với ngư dân vùng duyên hải miền trung. Nguyên nhân của thảm hoạ này có phần trách nhiệm rất lớn của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Trung ương. Trung tâm đã chưa làm tròn nhiệm vụ được giao.

Báo bão mà không hề có tính thời sự, phân tích và dự báo. Không dám đưa ra các khả năng về hướng di chuyển của bão theo hướng ưu tiên để người dân có thể hiểu bao quát hơn, tổng thể hơn về tính chất của cơn bão mà phòng tránh. Vẫn cứ sợ sai, cầu toàn không dám đưa ra nhận định về hướng đi có thể thay đổi của cơn bão.

Trung tâm đã không biết kế thừa, cập nhật những thông tin dự báo bão của các Đài thuỷ văn trên thế giới (có tính chuyên nghiệp cao hơn, phương tiện hiện đại hơn) để phân tích dự báo bão. Đây có khác gì "nước đến chân mới nhảy", bão đến đâu thì báo đến đó làm sao ngư dân có thể tránh kịp. Trong khi các tàu thuyền Trung Quốc, Đài Loan và quốc tế đều tránh được bão Chanchu.

Tôi thương đồng bào của mình quá và vô cùng bức xúc trước cách trả lời cầu toàn của bà Liên Phó Giám đốc TT KTTV. Cả một Trung tâm KTTV hàng năm tiêu tốn biết bao nhiêu tiền ngân sách nhà nước (do nhân dân nộp thuế mà ra) lại chỉ thực hiện nhiệm vụ dự báo thời tiết một cách sơ sài, nghèo nàn suốt bao nhiêu năm với cách thức làm việc thời bao cấp.

Trong khi chỉ cần biết thông tin của bão chúng ta chỉ cần lên Internet vào mạng tìm kiễm là ra ngay những thông tin dự báo về cơn bão một cách chính xác.

Tên: Nguyễn Đăng Minh

Đau thương mất mát quá lớn nhưng nguyên nhân không thể chỉ ở khâu dự báo khí tượng.Quả quyết rằng bão có thể đổi hướng,trong đất liền không chuẩn bị kịp thời,nếu bão vào thì DBKT sẽ chịu tội lớn.Ngành DBKT không biết vùng đánh bắt xa bờ của ngư dân nên không lường trước hậu quả nếu không dự báo được việc đổi hướng.

Không nên trong đau thương có tìm cách quy trách nhiệm trong khi trác nhiệm không thể chỉ 1 bộ phận nào phải chịu. Một vài câu hỏi nhỏ như sau:

1.Nếu thông báo kịp thời theo tần xuất dụ báo thời tiết thì ngư dân tại vùng bị nạn vừa qua có nhận được không?Có tin để đi tránh không?

Trả lời vế thứ nhất liên quan đến trang bị kỹ thuật vô tuyến.Có hay không có trang bị trên các tàu của ta.Trên các thiết bị liên lạc ICOM 700TY,710TY,700pro.. luôn có tần số cấp cứu nhưng không nghe thấy có cơ quan nào nhận được tín hiệu cấp cứu là tại sao.

Trả lời vế thứ hai phụ thuộc vào từng thuyền,từng người.Nhiều khi khó khăn về kinh tế có thể đẩy người ta liều lĩnh.Hoặc rốn thêm chút nữa rồi đi tránh cũng vừa, hoặc chắc gì dự báo sẽ đúng..

2.Bộ thuỷ sản,các cơ quan chính quyền các tỉnh có biết dân mình đánh cá xa bờ ở đâu không?

3.Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn,có được thông báo về sự có mặt của ngư dân Việt nam ở tất cả các ngư trường không?

 4.Cơ quan khí tượng thuỷ văn được giao dự báo phục vụ đối tượng đánh bắt xa bờ đến đâu.

5.Tại sao ngư dân các nước khác bình an vô sự? Trả lời các câu hỏi này cũng sẽ là các gợi ý tốt cho việc khắc phục các sự cố trong tương lai.

Xin chia buồn sâu sắc với gia đình và những người gặp nạn trong cơn bão ChanChu.

Tên: Phan Thanh Hải

Các ý kiến phản hồi đều đúng!

Tôi cho rằng sự yếu kém của cơ quan dụ báo thời tiết nước ta là quá rõ ràng. Điều này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng tài sản của nhiều ngư dân.

Tôi đang ở Trung Quốc và hàng ngày vẫn có thói quen xem bản tin dự báo thời tiết của họ trên đài truyền hình trung ương. Từ khi cơn bão vượt qua Philipine tôi đã thấy họ nêu rõ khả năng cơn bão Chanchu sẽ chuyển lên phía bắc và đổ bộ vào Trung Quốc.

Trong suốt thời gian tiếp theo, dù cơn bão vẫn đi theo hướng Tây Tây Bắc một cách "ổn định" (như lời bà Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn bên ta) thì họ vẫn nhấn mạnh khả năng cơn bão chuyển lên phía Bắc.

Không hiểu tại sao cơ quan dự báo của ta lại không hề nói đến điều này?! Là sợ sai quy chế, sợ trách nhiệm? Thế còn tính mạng của bao nhiêu người dân thì sao?! Họ biết trông chờ vào đâu? Chẳng lẽ lại khuyên họ lần sau (nếu có) thì hãy mở đài Trung Quốc hay các nước khác để nghe bản tin thời tiết?! Sao bà Phó giám đốc lại có vẻ "vô tư" như vậy được khi trả lời phỏng vấn?!

Tên: Trần Bình Minh

Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trong việc dự báo thời tiết, bão và lũ chính là Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia (TT KTTVQG). Đã nhiều năm nay những trận lũ quét và bão đổ bộ vào nước ta gây hậu quả nghiêm trọng có xuất phát từ những bản tin dự báo thiếu chính xác và thông tin không rõ ràng.

Họ luôn dùng chữ "diễn biến phức tạp". Tôi cho rằng những nhà chuyên môn không được phép sử dụng cụm từ này. Từ đó nhà quản lý và người dân thiếu thông tin quan trọng trong việc ra quyết định và ứng phó. Hậu quả nặng nề cơn bão Chanchu vừa qua là một ví dụ điển hình.

Lãnh đạo và bộ máy hoạt động của Trung tâm Khí tưọng Thuỷ văn Quốc gia hiện nay đã trở nên trì trệ và không bắt kịp với khoa học dự báo thời thiết. Đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường và Chính phủ cần cải tổ ngay cơ quan này.  Xin cảm ơn Toà soạn.

Tên: Truong Van Tan

Ngư dân Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức !

Không lý do gì để nói rằng ngành khí tượng thủy văn không biết trước bão CHANCHU sẽ đổi hướng đi lên hướng Bắc. Ngay như tôi, một người không thông thạo về khí tượng thủy văn, nhưng mở vào internet trang web: www.typhoon2000.com ngay trong ngày 12/5 đã có được dự báo đường đi của bão Chan Chu.

Có thể các cơ quan chức năng viện lý do trình độ dự báo của Việt Nam kém, nhưng tại sao không tham khảo các dự báo của các nước trong khu vực, của các nước tiên tiến khác để phối hợp với theo dõi của Việt Nam để thông báo trước cho ngư dân ?!!.

Có lẽ nên đổi mới cách suy nghĩ về phòng chống lụt bão hiện nay, chỉ lo trong phạm vi lãnh hải Việt Nam thôi chứ không thèm để ý chi đến xung quanh. Thế giới hiện nay, phải có tầm nhìn không chỉ cho riêng mình mà cho cả "hàng xóm" nữa chứ. Như các nước tiên tiến, họ nghiên cứu cả địa cầu nữa kìa. Hỡi các nhà quản lý, nên có tầm nhìn xa hơn cho con dân Việt Nam khỏi phải chết oan uổng nữa. Đau xót lắm khi thấy ngư dân Việt Nam chết và mất tích.

Tên: Nguyễn Quý Hoài

Kính gửi BBT báo Tienphong Online.

 Xin cảm ơn Tienphong Online. Các thông tin quanh chuyện cơn bão Chinchu của Tienphong Online là kịp thời và rất cảm động.

Với bài viết của TS đinh Văn ưu (ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội) rất đáng được in lại và chuyển tới không chỉ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương mà nên gửi cho tất cả các thành viên của Chính phủ nữa. Để hy vọng, trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có được những hiệu chỉnh đáng kể cho công cuộc phòng chống thiên tai.

Tên: Hồ Long Vũ

Có thể nói rằng Trung tâm dự báo đã có nhiều cố gắng để dự báo sớm nhất thảm hoạ cho người dân, tuy nhiên với hoạt động trải rộng trên nhiều vùng biển của ngư dân như hiện nay cần thiết có những công nghệ mới hơn, (Ví dụ Hải đăng số của TQ...) cật nhật hơn mới đáp ứng được nhu cầu dự báo và cứu hộ. Có thể nói rằng chúng ta (không kể một ai) đều rất chủ quan.

Tên: Hien Dang

Gui ba: Duong Lien Chau.

Toi khong dong y voi nhưng phat bieu cua ba. Nhu toi nho khong nham thi ngay 13.5 Trung tam du bao khi tuong cua Hong Kong da du bao duoc huong di cua bao Chanchu nhu hien nay no da di (co kem theo ban do - duoc dang o bao Tuoi tre hay Lao dong gi do).

Vay thi Du bao cua Viet Nam co nhu vay khong? va neu co du bao huong di nhu vay thi sao khong thong bao cho tau thuyen tai vung bien bi tai hoa nhu hien nay, biet bao nhieu ngu dan khoi phai thiet mang? Thuong thay.

Tên: Nguyễn thị Quyên

Tôi cho rằng công tác dự báo khí tượng thuỷ văn càng ngày càng không được chú trọng đúng mức.Thứ nhất: Ngành khí tượng thuỷ văn thay vì phải được mở rộng, cơ cấu đầy đủ hơn thì lại được coi là một " tài nguyên", nay đã sáp nhập vào Bộ Tài Nguyên. Cả 1 ngành có mấy chục năm xây dựng và trưởng thành biến thành 1 trung tâm trong Bộ Tài Nguyên.

Thứ 2: Trên thế giới công tác dự báo khí tượng thuỷ văn rất được coi trọng và phát triển. Trên cơ sở những nghiên cứu số liệu nhiều năm và các cơ sở khoa học cùng với ngành khoa học phát triển, máy móc dùng để trang bị cho các đơn vị quan trắc ngày càng hiện đại, tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu dự báo.

 Còn đối với ngành này ở nước ta, mặc dù được ngân sách nhà nước quan tâm cộng với nguồn vốn ODA để trang bị máy móc đo gió, lượng mưa, độ ẩm... của các đơn vị quan trắc thay vì được sử dụng những thành tựu khoa học thế giới thì hiện nay đa số lại phải dùng máy cũ mà nhân viên ngành này dùng cách đây 30 - 40 năm. Mặc dù trong giấy tờ, sổ sách, máy móc toàn là madein nước này, nước kia, nhưng rồi mua về lắp đặt xong cũng là lúc thanh lý.

Phải chăng đã đến lúc Chính phủ cần phải xem lại cách nhìn nhận lại ngành này. Tôi thấy đây không thực sự là 1 "tài nguyên" đơn thuần để xếp nó vào Bộ Tài Nguyên. Nếu nó đơn thuần thì trên thế giới, ngành này đã không được coi trọng và ưu tiên phát triển hiện đại nhất nhì trong các ngành khoa học.

Trên thực tế, tôi chưa thấy ngành nào mà công việc của nhân viên ở các đơn vị huyện vùng cao vùng xa lại vất vả và khó khăn đến như thế. 1 trạm chỉ có 1 hoặc 2 nhân viên. Nếu 1 người ốm thì chỉ còn 1 người làm việc. Hoặc nếu chỉ có 1 nhân viên thì họ nghỉ ốm đau, thai sản hay việc gia đình thì không biết họ sẽ nghỉ như thế nào. Mà trụ sở của các đơn vị này thì heo hút, xa địa bàn dân cư sinh sống.

Tên: Triệu Đức Hùng, Nghiên cứu sinh tại Nhật Bản

Trách nhiệm của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn đến đâu ?

Thưa toà soạn, Nỗi đau của đồng bào bị thiệt hại về tính mạng và vật chất trong cơn bão Chanchu đang nhức nhối trong toàn dân, Chính Phủ, cũng như các ban ngành. Điều mà tôi muốn bày tỏ cùng toà soạn và độc giả Tienphongonliine ở đây là chức năng dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương.

Là một nghiên cứu sinh đang học tập tại nước ngoài, tôi luôn luôn theo dõi rát sát các tin bão liên quan đến quê nhà. Nhưng có một điều là các thông tin dự báo trên các website của nước mình quá chậm và thiếu chính xác. Trong cơn bão Chanchu vừa qua, khi thông tin của trên website vnexpress.net vẫn đưa tin bão hướng đất liền; nhưng trước đó hàng ngày trên các website dự báo bão Quốc tế đã đưa tin bão chuyển hướng đi về phía Trung Quốc, Đài Loan.

Bằng một thủ thuật vi tính nhỏ vào website http://www.google.com/ và tìm kiếm với từ khoá Chanchu typhoon (lúc bão đang xảy ra), ta sẽ tìm thấy rất nhiều website Quốc tế dự báo chi tiết về hướng đi và vùng ảnh hưởng của bão. Thông tin của họ rất chính xác.

Điều là tôi muốn đề nghị với học sinh, sinh viên vùng ven biển là dành chút ít thời gian để tìm hiểu thông tin mỗi khi có bão xảy ra, để thông báo cho gia đình người thân, nhằm làm giảm thiểu những mất mát, thiệt hại do bão gây ra. 

Chúc nhân dân vùng bão nhanh chóng vượt qua thảm hoạ này. Triệu Đức Hùng

Tên: Người dân

Thiệt hại to lớn về người và tài sản do cơn bão số 1 gây ra là do yếu kém của cơ quan dự báo bão. Trong khi các trung tâm dự báo thế giới dự báo "xu hướng" đi lến phía bắc của cơn bão thì Dự báo Việt Nam vẫn là hướng "Tây-Tây Bắc", tức là đi vào đất liền.

Đến khi bão thực sự bẻ lên phía Bắc thì mới thông báo, tức là tính dự báo của cơ quan dự báo Việt Nam là không hề có. Ngư dân, do tin tưởng và dự báo "Tây-Tây Bắc", nên đã chạy lên phía Bắc để tránh bão, vô tình đã đi vào tâm bão.

Tôi không đồng tình với sự trả lời của bà Liên. Một dự báo thiếu chính xác, không kịp thời có thể gây ra thảm hoạ cho nhân dân.

MỚI - NÓNG