Lảnh lót tiếng thơ trong Văn Miếu

Lảnh lót tiếng thơ trong Văn Miếu
TPO – Sáng nay (5-2), văn nhân, thi sĩ, người yêu thơ trong và ngoài nước cùng hàng ngàn du khách đổ về Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), dự lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 10.
Đông đảo thi sĩ, văn nhân, du khách trong, ngoài nước cùng nhân dân đến tham dự Ngày thơ Việt Nam sáng 5 - 2
Đông đảo thi sĩ, văn nhân, du khách trong, ngoài nước cùng nhân dân đến tham dự Ngày thơ Việt Nam sáng 5 - 2.

Đến dự lễ khai mạc có Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo, nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, cùng các đại diện Ủy Ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên Quốc hội, đại diện Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam… Nhà thơ Giang Nam – tác giả bài thơ nổi tiếng “Quê hương” cũng tới dự lễ khai mạc.

Đáng chú ý, lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 10 có sự hiện diện của 67 nhà thơ đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới - vốn là các đại biểu trở về từ Festival thơ Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất vừa kết thúc ở Quảng Ninh.

Tại lễ khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu, qua việc được tổ chức thường niên, rộng khắp trên cả nước, Ngày thơ Việt Nam đã trở thành một mỹ tục mới, không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

“Chăm lo cho sự phát triển của thơ ca là chăm lo cho sự phát triển đời sống tinh thần của cộng đồng, là sự thăng hoa văn hóa tinh thần của dân tộc. Thơ, văn là chất keo kết dính giữa người với người, giữa cộng đồng với cộng đồng, giữa quốc gia với quốc gia” – nhà thơ Hữu Thỉnh nói.

Trong lễ khai mạc buổi sáng, đại diện Ban tổ chức cho biết, du khách, người yêu thơ văn được vào cửa tự do trong Ngày thơ Việt Nam, nhưng đến buổi chiều 5 - 2, du khách đến Văn Miếu phải mua vé như ngày bình thường. Hàng trăm người phải xếp hàng, chờ đợi mua vé. "20.000 không đáng là bao, nhưng đã nói thì phải thực hiện chứ. Hội thơ mới diễn ra được nửa ngày, sao đã bán vé trở lại" - Một du khách nói với phóng viên Tiền Phong.

Trong lễ khai mạc sáng nay, ngoài thơ, văn các vị đại biểu, khách quý cũng được chiêm ngưỡng, thưởng thức những nét văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam như ca trù, đánh cồng chiêng, hát quan họ… Nhiều nhà thơ quốc tế cũng đăng ký trình diễn cùng với các nhà thơ Việt Nam.

Buổi chiều, tại sân Nhà Thái học, Hội Nhà Văn Việt Nam cũng tiến hành công bố, trao giải thưởng Văn học năm 2010 - 2011 cho 11 tác giả, tác phẩm. Mỗi tác phẩm được nhận bằng khen của Hội Nhà Văn Việt Nam cùng tiền thưởng 20 triệu đồng.

Các tác phẩm cụ thể:

1. Luận bàn minh triết và minh triết Việt - Hoàng Ngọc Hiến

2. Lỏng và tuột - Trần Đức Tiến

3. Sóng và khoảng lặng - Từ Quốc Hoài

4. Bầu trời không mái che - Mai Văn Phấn.

5. Hoan ca - Đỗ Doãn Phương

6. Minh Sư - Thái Bá Lợi.

7. Giữa dòng chảy lạc - Nguyễn Danh Lam.

8. Ngày linh hương nở sáng - Đinh Thị Như Thùy.

9. Đội gạo lên chùa - Nguyễn Xuân Khánh.

10. Huyền thoại tàu không số - Đình Kính.

11. Lính trận - Trung Trung Đỉnh.

Một số hình ảnh tại Ngày thơ Việt Nam, 5 - 2:

Lối vào Văn Miếu sáng 5 - 2
Lối vào Văn Miếu sáng 5 - 2.
Màn cồng chiêng khai mạc Ngày thơ Việt Nam
Màn cồng chiêng khai mạc Ngày thơ Việt Nam.
Lảnh lót tiếng thơ trong Văn Miếu ảnh 4
Lảnh lót tiếng thơ trong Văn Miếu ảnh 5
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày thơ Việt Nam
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày thơ Việt Nam.
Cồng chiêng, rượu cần được trưng bày trong lều thơ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình
Cồng chiêng, rượu cần được trưng bày trong lều thơ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình.
Lảnh lót tiếng thơ trong Văn Miếu ảnh 8
Vĩnh Phúc trưng bày quang gánh, đồ sành sứ, đèn dầu đã hoen gỉ
Vĩnh Phúc trưng bày quang gánh, đồ sành sứ, đèn dầu đã hoen gỉ.
Tỉnh Phú Thọ mang một chiếc trống đồng nhỏ xuống trưng bày
Tỉnh Phú Thọ mang một chiếc trống đồng nhỏ xuống trưng bày.
Nhà thơ Giang Nam (bên phải) đọc bài thơ nổi tiếng
Nhà thơ Giang Nam (thứ hai từ trái qua) đọc bài thơ nổi tiếng" Quê Hương" của ông trên sân khấu.
Một nhà thơ người Hàn Quốc đọc thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt trên sân khấu.
Một nhà thơ người Hàn Quốc đọc thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt trên sân khấu..
Nhà thơ Vi Thùy Linh cùng nghệ sĩ trình diễn Đào Anh Khánh trình diễn trên sân khấu
Nhà thơ Vi Thùy Linh cùng nghệ sĩ trình diễn Đào Anh Khánh trình diễn trên sân khấu.
Lảnh lót tiếng thơ trong Văn Miếu ảnh 14
50 câu thơ hay của nhiều tác giả được lựa chọn để thả lên trời
50 câu thơ hay của nhiều tác giả được lựa chọn để thả lên trời.
Du khách xem triển lãm thơ mới quanh Giếng Thiên Quang
Du khách xem triển lãm thơ mới quanh Giếng Thiên Quang.
Nhiều người tò mò với các liền chị hát quan họ, bán sách trong Văn Miếu
Nhiều người tò mò với các liền chị hát quan họ, bán sách trong Văn Miếu.
Một nữ du khách nước ngoài làm duyên với nói quai thao bên cạnh một nghệ sĩ Violon
Một nữ du khách nước ngoài làm duyên với nói quai thao bên cạnh một nghệ sĩ Violon.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Chứng khoán hồi hộp chờ kết quả đàm phán thuế quan
Chứng khoán hồi hộp chờ kết quả đàm phán thuế quan
TPO - VN-Index đang hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.400 điểm, trong bối cảnh nhà đầu tư hồi hộp chờ kết quả cuối cùng của đàm phán thuế quan với Mỹ. Đồng thời, sự chú ý của giới đầu tư còn hướng về kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết. Nhiều thông tin quan trọng dần hé lộ trong những tuần giao dịch kế tiếp. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

TPO - Với thực trạng trong một năm có trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu được tổ chức, nhà báo Lê Minh Toản cho rằng con số không nói lên tất cả. Điều đáng bàn là việc những đơn vị tổ chức kiên định với tôn chỉ mục đích của cuộc thi. Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi có tuổi đời 38 năm. Để tồn tại trong suốt gần 4 thập kỷ, cuộc thi kiên định với những trụ cột về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ, cống hiến và các trụ cột đó được công chúng đồng tình.
Cảnh trong vở Tuồng Tình mẹ

Khi Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà

TP - Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ chính thức hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8/2025. TS . NSND Lê Tuấn Cường, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, đơn vị đang gây sốt với những đêm diễn cháy vé cho rằng: Sáp nhập sẽ mở ra trang sử mới cho Tuồng, Chèo, Cải lương.
'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

TP - Nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu… những hành vi tưởng như vô hại ấy đang từng ngày làm xói mòn nền văn hóa sáng tạo. Khi sáng tác không được bảo vệ, sản phẩm bị “dùng chùa” ngay trong ngày đầu phát hành, không chỉ nghệ sĩ, nhà làm phim, tác giả sách mất thu nhập, mà cả xã hội cũng đánh mất môi trường văn minh, khiến giá trị không được trả công xứng đáng.