'Trở thành đàn ông'

'Trở thành đàn ông'
TPO - Nét tương đồng ít nhiều về nghi lễ thành đinh giữa Việt Nam và người Bamana ở Mali, Tây Phi sẽ được giới thiệu tới công chúng tại cuộc trưng bày "Trở thành đàn ông" tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Nghi thức múa mặt nạ Ntomo
Nghi thức múa mặt nạ Ntomo.

Đây là cuộc trưng bày chuyên đề mới, khai mạc tại Bảo tàng DTHVN ngày 11-5-2012 và mở cửa đón công chúng từ ngày 12-5 đến hết ngày 11-11-2012.

Cuộc trưng bày là sản phẩm của sự hợp tác giữa Bảo tàng DTHVN với hai người bạn Pháp là bà Catherine De Clippel, nhà nhân học hình ảnh, và ông Patrick Hoarau, chuyên gia thiết kế trưng bày và đồ hoạ.

Thông qua 27 hiện vật, 63 bức ảnh, 5 phim video cùng hệ thống các bài viết, nội dung trưng bày tập trung vào giới thiệu về sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo của người Bamana ở nước Mali bên Tây Phi.

Các mặt nạ, bùa và các hình ảnh thực về lễ hội, thợ săn, thày phù thuỷ... được lựa chọn để khắc hoạ những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người của nam giới Bamana.

Các hình thức hội kín và sinh hoạt tôn giáo của họ, đặc biệt là những nghi lễ thành đinh mà chàng trai nào cũng phải trải qua để trở thành người lớn và những nghi lễ gia nhập hội kín để tăng cường vị thế, quyền lực, cũng phản ánh đời sống xã hội cổ truyền ở Mali. Đó là những khía cạnh đầy huyền bí và đặc sắc của truyền thống châu Phi, nhưng còn khá xa lạ với phần đông công chúng Việt Nam.

Mặt khác, tuy là trưng bày về Tây Phi xa xôi, nhưng qua đó lại cũng có thể thấy nét tương đồng ít nhiều với tập tục về lớp tuổi, nghi lễ thành đinh và những hình thức shaman ở Việt Nam.

Trưng bày Trở thành đàn ông: Lễ thành đinh và hội kín của người Bamana ở Mali diễn ra trong bối cảnh Bảo tàng DTHVN đang xây dựng khu trưng bày về các dân tộc Đông Nam Á, tiếp nhận những sưu tập hiện vật được biếu tặng về các dân tộc ngoài Việt Nam, từng bước giới thiệu về văn hoá và cuộc sống của những cư dân khác nhau trên thế giới.

Trong những năm qua, bên cạnh việc giới thiệu về các dân tộc trong nước, Bảo tàng đã tổ chức một số trưng bày và hoạt động trình diễn về văn hoá của cư dân nước ngoài. Nhưng đây là lần đầu tiên một trưng bày về cư dân châu Phi được tổ chức tại Bảo tàng DTHVN, thậm chí châu Phi cũng còn rất ít thấy trong trưng bày bảo tàng của cả khu vực Đông Nam Á.

Gắn liền với trưng bày Trở thành đàn ông: Lễ thành đinh và hội kín của người Bamana ở Mali, Bảo tàng tổ chức một chương trình giáo dục thích hợp, bao gồm 3 hình thức hoạt động: hoạt động khám phá dành cho cho trẻ em và gia đình, xem phim (tại phòng âm thanh và hình ảnh) và tham dự các buổi thuyết trình về những chủ để liên quan nội dung trưng bày.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Công bố hàng trăm hình ảnh, tài liệu lưu trữ của các văn, nghệ sĩ lừng danh Việt Nam

Công bố hàng trăm hình ảnh, tài liệu lưu trữ của các văn, nghệ sĩ lừng danh Việt Nam

TPO - 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ được công bố thuộc 8 cá nhân tiêu biểu là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà văn - nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm, nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương, PGS.TS.ĐD. NSND Ngô Mạnh Lân, nhà văn - nhà viết kịch Nguyễn Tất Đạt, Tiến sĩ - nhà viết kịch Trần Đình Ngôn, nhà văn - nhà viết kịch Học Phi, nhà thơ - nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Hình ảnh xá lợi Phật về chùa Bái Đính

Hình ảnh xá lợi Phật về chùa Bái Đính

TPO - Ngày 21/5, hàng vạn tăng ni, phật tử và người dân đã tụ hội về chùa Bái Đính tham dự nghi lễ cung nghinh và tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - một trong những sự kiện Phật giáo thiêng liêng bậc nhất trong năm.
Nick Út lên tiếng

Nick Út lên tiếng

TPO - Nhiếp ảnh gia Nick Út cho biết luật sư của ông đang chuẩn bị các tài liệu để kiện đoàn làm phim "The Stringer" - tác phẩm đưa ra những thông tin cho rằng ông Nick Út không phải người chụp bức ảnh "Em bé Napalm". 
Xá lợi Phật được cung rước về chùa Bái Đính

Xá lợi Phật được cung rước về chùa Bái Đính

TPO - Sáng 21/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước trang nghiêm từ chùa Tam Chúc (Hà Nam) về chùa Bái Đính (Ninh Bình), tiếp tục hành trình tôn trí linh thiêng tại Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thu hút sự quan tâm và đón nhận thành kính từ hàng vạn phật tử, người dân.