Văn hóa đọc cũng cần một ngày hội?

Văn hóa đọc cũng cần một ngày hội?
TP - Những hội, tuần lễ sách, ngày thơ… có lẽ chưa đủ, nên tại Hội thảo khoa học do Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức, giới chuyên môn lại quây tụ để chọn được một ngày đẹp, riêng cho văn hóa đọc, cho sách Việt Nam.

> Ebook bơ vơ giữa hội chợ sách

1. Không phải chỉ đến hội thảo Văn hóa đọc và Ngày đọc sách chiều 8-10 tại Thư viện Quốc gia Hà Nội- người ta mới nghe những lời kêu thống thiết về tình trạng văn hóa đọc.

Một vị tiến sĩ phụ trách văn hóa văn nghệ ở Ban Tuyên giáo T.Ư nhắc lại những lời tâm huyết về sự thờ ơ của giới trẻ với sách mà ông từng phát biểu dịp tháng 4 tại Văn Miếu nhân Ngày Sách và Bản quyền Thế giới.

PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình VHNT T.Ư lên tiếng: “Không phải tất cả đều thờ ơ. Nhưng hiện tượng ít đọc, ngại đọc thậm chí không đọc thì không khó khăn mấy cũng nhận ra”.

Ông nhấn mạnh, ngay giới sáng tác, lý luận phê bình văn học cũng lười, ở một số hội nghị gần đây có nhà văn lên tiếng về hiện tượng “chỉ viết cho người khác đọc mà không chịu đọc người khác”, kết quả là không ai đọc ai.

Nhiều người khản cổ kêu lớp trẻ hiện nay là nạn nhân của công nghệ thông tin, nghe nhìn, lười đọc, chỉ thích đọc truyện tranh, những loại ít văn chương, nhiều hình ảnh.

Thì đây, anh Nguyễn Hoài Nam, Ban Văn nghệ Đài THVN đặt vấn đề công chức làm trong ngành văn hóa nhưng cũng không chịu đọc sách.

Ở một cửa hàng sách lớn tại Hà Nội người ta xếp Từ điển Khazar của Milorad Pavice trong khu bán từ điển. Một ông đoàn trưởng đoàn kịch nói nổi tiếng một thời dựng các vở kịch cổ điển thế giới hỏi: Phedre của Racine à? Có hay không?

2. Và rồi, sau một loại mổ xẻ nguyên nhân, các diễn giả đồng thanh: Phải có một ngày dành riêng cho văn hóa đọc, cho sách Việt Nam, vì lâu nay các ngày sách ấy toàn “ăn theo” quốc tế.

Có nên tổ chức Ngày đọc sách ở Việt Nam hay không, ông Võ Tử Thành, nguyên Vụ trưởng Báo chí-Xuất bản, Ban Tuyên giáo T.Ư, trả lời: Tôi thấy hoạt động ấy cần và nên làm.

Nhiều tác giả có tham luận cũng nêu các lí do: Góp phần phát triển, nâng cao và hiệu chỉnh văn hóa đọc hiện nay; đọc sách ngoài nhu cầu thông tin còn tăng hiểu biết và làm nên tinh thần lành mạnh; ủng hộ các hoạt động xuất bản đúng đắn, ngày càng nâng cao chất lượng.

Điều mà nhiều người quan tâm nhất là tên gọi, ngày nào tổ chức để trình Chính phủ công nhận thì mới dừng lại ở đề xuất, chưa có tranh luận rốt ráo.

Ông Nguyễn Kiểm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xuất bản VN là một trong số ít người đề nghị các tên: Ngày toàn dân đọc sách, Ngày Tết sách, Ngày đọc sách Việt Nam hay Ngày Truyền thống ngành Xuất bản-In-Phát hành sách Việt Nam.

Tết sách cũng là ý tưởng hay, nhưng lâu nay cứ ngày Tết gợi không khí hội hè đầu xuân. Ngày đọc sách lại sợ bị khuôn vào “đọc” không thôi, trong khi ngành xuất bản còn muốn hướng đến cả những người làm sách, đưa sách đến công chúng.

Ngày truyền thống ngành e lại bó hẹp phạm vi hơn, trong khi Ngày toàn dân đọc sách nghe như khẩu hiệu phong trào, không thích hợp cho hoạt động văn hóa.

Cuối cùng, người lâu năm tâm huyết với ngành xuất bản gợi ý, nên lấy Ngày sách Việt Nam là 21-4. Ngày này gần với hoạt động Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23-4) do UNESCO phát động- lan tỏa trên 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam- vừa thơm lây được hiệu ứng truyền thông, lại vừa dễ cho các hoạt động ngoài trời.

Không áp đặt, nhưng phải thuyết phục

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.