Hồi kết vụ 'đấu tố' thơ ở Đồng Nai

Đấu tố thơ. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Đấu tố thơ. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Ngày 15 -10, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai trong cuộc họp giao ban với báo chí đã phát đi thông báo chính thức về bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân.
Đấu tố thơ. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ.

Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân do tác giả Đàm Chu Văn - chuyên viên cao cấp của BTG Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (Hội VHNT) tỉnh Đồng Nai sáng tác được đăng tải trên báo Văn Nghệ số ra ngày 16-4-2011.

Theo báo cáo, ngày 10 -7, BTG nhận được đơn nặc danh và một thư góp ý của bà Trần Thu Hằng - đại biểu HĐND tỉnh, hội viên Hội VHNT, PV Báo Lao động Đồng Nai về bài thơ của ông Văn (đã đăng trên Báo Văn Nghệ).

Sau đó, BTG đề nghị tổ chức đối thoại về bài thơ để rộng đường trao đổi chuyên môn, khẳng định giá trị VHNT của bài thơ.

"Qua phân tích, cuộc họp hướng đến nhận định chung là bài thơ không sai phạm về pháp luật và tư tưởng chính trị, nhưng không thành công về giá trị tư tưởng, vì hình tượng hư cấu và đoạn kết dễ dẫn người đọc đến sự hiểu nhầm, phản cảm liên quan đến hình ảnh UBND được ám chỉ và cảm xúc của nhà thơ. Cuộc đối thoại không đặt vấn đề gì khác ngoài đề nghị tác giả rút kinh nghiệm", báo cáo nêu.

Trước đó, Ban kiểm tra - Ban thường vụ hội nhà văn Việt Nam có văn bản chính thức gửi BTG Đồng Nai trong đó ghi rõ: " Ban thường vụ Hội Nhà văn VN khẳng định bài thơ có tư tưởng lành mạnh, tình cảm trong sáng có ý nghĩa khao khát vươn lên tới sự trường tồn của thiên nhiên, của dân tộc".

Văn bản cũng khẳng định: "Chúng tôi cho rằng không thể căn cứ qua văn bản bài thơ để quy kết tác giả về bất kì điều gì. Cách nghĩ, cách làm như vậy là phi khoa học, đồng thời cũng trái với tinh thần của Nghị quyết 23, trái với Luật báo chí, can thiệp thô bạo vào quyền tự do sáng tác của nhà văn, mà trước hết là quyền tự do trong tư duy hình tượng. Cách nghĩ, cách làm như vậy đã rất cũ, không thể tái diễn trong đời sống tinh thần đang rất cởi mở, dân chủ của xã hội ta ngày hôm nay."

Trả lời phóng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 14-8 (tức là ngay sau buổi đối thoại tại BTG về nội dung bài thơ) ông Đàm Chu Văn, tác giả bài thơ nói: "Thật là đáng sợ khi một người làm thơ phải ngồi giải thích mình làm bài thơ này là ý nói cái gì, câu thơ này mang ý nghĩa gì. Nhà thơ có quyền từ chối điều đó, nhưng tôi đã chịu đựng trong cuộc gọi là đối thoại này vì tôi nghĩ mình trong sáng, chân thành. Nghe chuyện này chắc bạn nào mới làm thơ phải khiếp vía. Nhưng tôi, một người làm thơ lâu năm, tuổi đời từng trải, tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục làm thơ thôi".

Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân

Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa...

Sông Đồng Nai dâng tuần tự nhịp mùa
trong tầng tầng nước kia có hàng triệu giấc mơ thao thức
ta nghiêng vào sóng nước
nước tràn lên ta vô tận thời gian
nghiêng vào mênh mang
mênh mang nói với ta bằng lời của nắng
thuở nai, mễn đàn đàn ran suối vắng
“tác...tác...” gọi bạn tình náo nức nhịp rừng sôi
lặng như cây cũng muốn góp lời
có một cánh bướm trắng đang đậu trên ngực ta vụng dại và tin cậy

Một sớm mai thức dậy
hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực
bằng bản lĩnh của loài tứ thiết
những cánh tay xanh cố trỗi vượt lên cao...

Ta phải nghe những mặn nhạt cuộc đời bên ký ức xưa bầu bạn
nơi quản lý và sản sinh những buồn vui, số phận...
những thánh nhân bên cạnh những tầm thường
chợt khát thèm một sớm mù sương
không nhìn rõ mặt người
mơ màng
hi vọng.

ĐÀM CHU VĂN
(Nguồn: báo Văn Nghệ ngày 16-4-2011)

Theo Thanh Niên - Tuổi Trẻ

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.