Cổ & văn minh

Cổ & văn minh
TP - Khoảng 10 hộ dân ở phố cổ Đồng Văn - Hà Giang đang đòi trả lại danh hiệu di tích cấp quốc gia. Nhà của họ đang ở bị xuống cấp rất nghiêm trọng nhưng nhiều năm không được sửa. Họ đòi trả lại để được xây nhà mới. Bí thư Huyện ủy Đồng Văn được báo chí dẫn lời cho biết như vậy. 18 nhà cổ đang xuống cấp nghiêm trọng, nằm trong tổng số 40 nhà cổ. Một tỷ lệ lớn.

> Vì sao người dân đua nhau đòi trả di tích?
> Vì sao phố cổ Đồng Văn đòi trả di tích?

Vậy là, sau làng cổ Đường Lâm, thêm một quần thể dân cư đòi trả lại danh hiệu này. Không thể trách người dân. Từ lâu các ngành các cấp đã nhìn thấy mâu thuẫn giữa lưu giữ và phát triển, giữa bảo tồn và du lịch. Nhưng hình như không ai đưa ra dự báo về sự phản kháng của chủ thể là người dân.

Có thể nói danh hiệu cùng những mỹ từ và kinh phí đầu tư rót xuống hằng năm cho di sản, vẫn là mục tiêu của cấp này địa phương nọ trong từng nhiệm kỳ cụ thể của từng quan chức. Nhưng hơn ai hết, người dân biết rõ thực chất của mỹ danh ấy là gì, và họ được gì.

Trong điều kiện bình thường, người dân cười xòa: Có cái danh hiệu ấy cho vui cũng được. Nhưng khi bị ảnh hưởng bởi cái danh hiệu ấy, họ lên tiếng ngay. Khi cái thực chất không những khác hẳn cái danh mà còn gây trở ngại cho đời sống, cản trở sự phát triển, thì người dân sẽ tự chối bỏ cái danh hão kia để cho sự vật tiến triển theo quy luật.

Đại biểu Quốc hội Trương Văn Vở, trong kỳ họp HĐND tỉnh Đồng Nai đã thốt lên: Sao khu phố văn hóa lại có nhiều sai phạm thế! Ngay ở Hà Nội, nhiều “tuyến phố văn minh đô thị” đang cực kỳ nhếch nhác. Rất nhiều nguyên nhân khiến chúng trở thành “tuyến phố khủng khiếp”, nhưng nhiều vị công bộc sẵn sàng nói rằng đó là do ý thức của dân.

Trong tham luận tại cuộc tọa đàm về việc bổ sung hiện vật cho bảo tàng công lập vừa được tổ chức ở Hà Nội, một cán bộ cho biết: Bây giờ bảo tàng mỹ thuật mua tranh rất khó vì bảo tàng trả giá quá thấp so với thị trường. Ông cũng cho rằng đó là do ý thức thấp kém của họa sỹ sáng tác và nhà sưu tập, rằng họ chỉ mải kiếm tiền mà không có ý thức lưu giữ tác phẩm quý cho đất nước.

Đất nước đã hội nhập và đang được công nhận là có nền kinh tế thị trường, mà nói thế e không “phe”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

TPO - Với thực trạng trong một năm có trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu được tổ chức, nhà báo Lê Minh Toản cho rằng con số không nói lên tất cả. Điều đáng bàn là việc những đơn vị tổ chức kiên định với tôn chỉ mục đích của cuộc thi. Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi có tuổi đời 38 năm. Để tồn tại trong suốt gần 4 thập kỷ, cuộc thi kiên định với những trụ cột về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ, cống hiến và các trụ cột đó được công chúng đồng tình.
Cảnh trong vở Tuồng Tình mẹ

Khi Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà

TP - Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ chính thức hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8/2025. TS . NSND Lê Tuấn Cường, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, đơn vị đang gây sốt với những đêm diễn cháy vé cho rằng: Sáp nhập sẽ mở ra trang sử mới cho Tuồng, Chèo, Cải lương.
'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

TP - Nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu… những hành vi tưởng như vô hại ấy đang từng ngày làm xói mòn nền văn hóa sáng tạo. Khi sáng tác không được bảo vệ, sản phẩm bị “dùng chùa” ngay trong ngày đầu phát hành, không chỉ nghệ sĩ, nhà làm phim, tác giả sách mất thu nhập, mà cả xã hội cũng đánh mất môi trường văn minh, khiến giá trị không được trả công xứng đáng.