Viết cho cha

Viết cho cha
TP - “Có những lúc tôi cảm thấy tôi đang viết về ba hay bốn người đàn ông, mỗi người một khác biệt, mỗi người lại đối lập với những người còn lại. Vụn vỡ” - cảm nghĩ của đứa con Paul Auster sau khi người cha qua đời.

> Ra mắt hai cuốn sách quảng bá văn học Việt Nam
> Bên kia Bức Tường là... gạch vụn?

Viết cho cha ảnh 1

Tôi tin rằng điều tuyệt vời nhất ta có thể làm cho một người là hiểu đúng và đầy đủ hết sức có thể, về họ. Cha mẹ thường không phải là đối tượng tìm hiểu của con cái, hoặc con cái cho rằng họ đã sống chung quá lâu và hiểu đủ nhiều, hoặc con cái gán sẵn cho cha mẹ một hình tượng nào đó và yên tâm sống tiếp chỉ với chừng ấy hiểu biết.

Có lẽ một người bình thường chẳng bao giờ nảy ra động lực tìm hiểu những khía cạnh thật riêng tư của cha mẹ mình, nếu không vì một biến cố lớn nào đó. Với Paul Auster trong tự truyện Khởi sinh của cô độc, biến cố là người cha Samuel Auster đột ngột qua đời sau mười mấy năm sống một mình.

Samuel là người “ngay cả trước khi chết đã luôn luôn vắng mặt, từ lâu những người thân yêu nhất đã học cách chấp nhận sự vắng mặt này”, một người cô độc thực sự. Kiểu người thường chết một mình và sau một thời gian dài, mọi người mới phát hiện ra.

Vấn đề là không chỉ Samuel Auster mới cô độc, hay về sau là người con- Paul. Đọc cuốn sách, người đọc dễ có suy nghĩ: “Vậy còn cha của chúng ta?”, và “Vậy còn người cha mà chúng ta đang dần trở thành?” (nếu người đọc là đàn ông).

Tôi để tâm nhiều đến hoàn cảnh viết đặc biệt của cuốn sách này. Trước khi cha qua đời, đứa con trai và người cha chưa bao giờ gần gũi. Đứa con không vội vàng đau khổ vật vã trước mất mát ngay, người cha đối với anh là nhân vật vừa gần vừa xa. Đó là nỗi đau và niềm suy tưởng ngấm ngầm, lắng đọng.

Một trường hợp khá kỳ lạ đối với tình phụ tử. Khi sống, người cha như ngôi nhà khép kín đối với con. Khi chết, người quá cố mới thành trang sách mở. Hình như, sự vận động này đi ngược lại lối nghĩ thông thường.

Người con bắt đầu với các kỷ vật của cha, từ những thứ được lưu giữ đến những thứ vặt vãnh chỉ đáng vứt đi, để tìm cách đi vào tâm tưởng của ông. “Tôi bắt đầu quen với chúng, tôi bắt đầu nghĩ đến chúng như là đồ của chính mình. Tôi xem giờ bằng đồng hồ của cha, tôi mặc áo len của cha, tôi lái chiếc xe của cha”.

“Nhưng tất cả những điều ấy không có gì khác hơn một ảo tưởng về sự gần gũi. Tôi đã chiếm đoạt chúng. Cha tôi đã biến mất khỏi chúng, trở nên vô hình một lần nữa. Và sớm hay muộn thì chúng cũng hỏng, cũng vỡ thành mảnh, và bị vứt đi. Tôi không tin điều ấy sẽ có chút ý nghĩa gì”.

Đó là nội dung trích từ phần đầu của cuốn sách, Chân dung một người đàn ông vô hình. Đến phần sau, Sách của ký ức, Auster chuyển sang viết về bản thân và con trai mình. Đó là một sự tiếp nối. Những đứa con lớn lên và lại trở thành cha. Thông thường, người ta vẫn cảm động vì thực tế hiển nhiên nhỏ bé này. Auster cũng thế.

Khởi sinh của cô độc là tác phẩm đầu tay của Paul Auster, nhà văn Mỹ 66 tuổi. Chính cái chết của người cha, như kể trong cuốn sách, đã khiến ông theo nghiệp viết văn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.