'Chúng tôi không nhốt thí sinh trong tù'

'Chúng tôi không nhốt thí sinh trong tù'
TPO - Chúng tôi theo dõi thí sinh 24/24h qua camera... Họ dự thi trong ngôi nhà biệt lập chứ không phải trong tù. Nếu muốn dừng cuộc chơi, chúng tôi sẽ giải quyết-Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói về chương trình Người giấu mặt.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Từ tháng 9 năm nay, chương trình truyền hình thực tế Người giấu mặt (Dựa trên Famat của chương trình Big Brother) chính thức ra mắt tại Việt Nam. Là đạo diễn chính của chương trình, đạo diễn trẻ Nguyễn Quang Dũng  trò chuyện khá thú vị về... Người giấu mặt.

Anh đánh giá thế nào về chương trình Người giấu mặt?

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Đây là chương trình truyền hình thực tế ăn khách hàng đầu thế giới hiện nay. Big Brother ra mắt từ năm 1999 nhưng tới nay nó vẫn là chương trình thu hút khách với số lượt người xem lên tới trên 2 tỷ người tại 40 quốc gia.

Chương trình truyền hình thực tế Người giấu mặt do Công ty BHD và VTV6 phối hợp thực hiện.

Chương sẽ bắt đầu tuyển sinh từ đầu tháng 9 tại nhiều địa phương trong cả nước.

12 thí sinh được tuyển chọn sẽ tham gia sống trong ngôi nhà chung tại TPHCM trong 3 tháng và được ghi hình phản ánh cuộc sống của họ để phát sóng hàng ngày.

Mỗi tuần sẽ có 1 liveshow phát sóng trực tiếp để khán giả bình chọn và loại trực tiếp 1 thí sinh.

Thí sinh chiến thắng sẽ nhận được một căn hộ trị giá 2 tỷ đồng (Giải thưởng lớn nhất tại một cuộc thi Truyền hình thực tế tại Việt Nam hiện nay)

Lý do Big Borther ăn khách bởi Fomat chương trình gắn liền nhu cầu tìm hiểu của mọi người. Khi một người chơi bị tách biệt với cuộc sống bên ngoài tới 3 tháng, không điện thoại, không tivi, sách báo và phải sống toàn với những người xa lạ, thì họ sẽ ứng xử như thế nào? Sức hấp dẫn của chương trình với người xem ở chỗ đó.

Cái hay hơn của chương trình là sẽ có rất nhiều camera được đặt ở vị trí khác nhau để theo dõi cuộc sống của những người thi nên khán giả có thể “Nhìn” tường tận những thay đổi, những cách ứng xử, cách sinh hoạt của người thi.

Ngay bản thân tôi, lần đầu tiên được xem fomat chương trình Big Brother, cũng từng ao ước: Giá như hồi mình làm xong bộ phim Mỹ nhân kế, có chương trình này, tôi sẽ đăng ký tham gia ngay để khỏi phải bận tâm đến chuyện xem khán giả ném đá phim của mình như thế nào.

Khi Ban tổ chức chương trình Người giấu mặt mời làm đạo diễn, tôi đã nhận lời ngay, dù trong năm nay, tôi có dự án làm phim Dạ cổ hoài lang dựa theo kịch bản của vở kịch cùng tên rất nổi tiếng tại Việt Nam. Nhưng, sức hấp dẫn của Người giấu mặt khiến tôi phải thay đổi kế hoạch của mình.

Fomat chương trình xuất phát từ châu Âu - nơi văn hoá còn nhiều khác biệt so với Việt Nam. Trong video clip giới thiệu chương trình Big Brother do Ban tổ chức cung cấp, chúng tôi thấy có những hình ảnh chưa phù hợp với đời sống người Việt. Vậy khi đưa chương trình về Việt Nam, những nhà tổ chức có thay đổi gì trong fomat để không vi phạm về thuần phong mỹ tục, cũng như bảo vệ quyền riêng tư của người chơi?

Có một chút khác biệt trong chương trình Người giấu mặt so với bản gốc. Chúng tôi không truyền hình trực tiếp như một số quốc gia khác có chương trình Big Brother, mà chỉ ghi hình, biên tập và phát sóng lại hàng ngày.

Dĩ nhiên, trong quá trình biên tập, chúng tôi sẽ cắt gọt những hình ảnh phản cảm, chỉ đưa ra hình ảnh phù hợp nhất. Còn việc bảo vệ thí sinh, chúng tôi sẽ là đơn vị duy nhất có hình ảnh của thí sinh trong những ngày tham dự chương trình. Nếu có hình ảnh của thí sinh bị phát tán, chúng tôi sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Việc thí sinh tham dự chương trình bị tách hoàn toàn khỏi cuộc sống đời thường trong thời gian 3 tháng thực sự sẽ là áp lực tâm lý lớn đối với họ. Ban tổ chức có những giải pháp gì giúp thí sinh cân bằng tâm lý để đi hết chặng đường dự thi? Nếu một thí sinh đang tham dự chương trình thì có chuyệt đột xuất từ gia đình hay bản thân, Ban tổ chức giải quyết như thế nào?

Chúng tôi theo dõi thí sinh 24/24h thông qua camera và lúc nào cũng có bác sỹ tâm lý túc trực để giúp thí sinh giải quyết vấn đề về tâm lý. Còn tôi nói rõ, thí sinh dự thi trong ngôi nhà biệt lập chứ không phải ở trong tù, nếu họ muốn dừng cuộc chơi vì bất cứ lý do gì, chúng tôi sẽ giải quyết cho họ.

Chương trình có tên gọi tiếng Việt là Người giấu mặt, vậy thì người giấu mặt là ai?

Người giấu mặt là người trong chuyện hàng ngày với các thí sinh nhưng không xuất hiện trước các thí sinh. Anh ta có vai trò đứng ở hậu trường, đưa ra những thử thách cho các thí sinh, cũng như là người bạn để thí sinh có thể trò chuyện, tâm tình. Chính vì thế mà anh ta có tên gọi Người giấu mặt.

Tiêu chuẩn để chọn thí sinh tham dự chương trình Người giấu mặt sẽ như thế nào?

Đây không phải cuộc thi hát để chọn những người hát hay, không phải cuộc thi sức khoẻ để chọn người có thể lực tốt. Người chơi phải có nghị lực trong cuộc sống, dám chấp nhận một cuộc sống không có sự riêng tư, không có sự giao thiệp với những gì bên ngoài xã hội và phải vượt qua được những thứ thác khắt nghiệp của chương trình đặt ra.

Họ phải tìm mọi cách để thích ứng với cuộc sống biệt lập, phải giành được sự yêu mến của thí sinh cùng chơi và khán giả. Vì thế, những người có bản lĩnh sẽ được lựa chọn.

-Xin cảm ơn anh!

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.