“Chạy”

“Chạy”
TP - Cứ làm việc gì mà có cấn cá, bị tắc, sai phạm, vi phạm pháp luật, hoặc là để có được những kết quả thuận lợi hơn người khác về thời gian, tiền bạc, công sức đi lại, chức tước, địa vị, quyền lực, công việc là người ta thi nhau… “chạy”!
“Chạy” ảnh 1

Vì thế mà xã hội mới có “hội chứng” “chạy”! Đến nỗi dư luận xã hội cho rằng: chạy đang trở thành mốt, là một kiểu thực quyền bất thành văn!

Tiếc rằng những kiểu chạy này không giống như chạy thể dục hay chạy điền kinh mà nhiều người vẫn nhìn thấy hàng ngày, nó thường không rầm rộ, không khuếch trương, hầu như không nhìn thấy.

Bởi thường thì người ta chạy rất “êm”, bởi thế bên cạnh những người tự chạy cho mình thì xuất hiện một lớp người, đi đi lại lại trong văn phòng, di chuyển bằng xe bốn bánh nhưng vẫn được liệt vào hàng những “vận động viên” chạy và siêu chạy!

Phương tiện mà họ chạy không phải là sức bền, cơ bắp, thể lực, mồ hôi, nước mắt, kỹ chiến thuật mà là miệng lưỡi, sự ranh mãnh, lọc lừa,  là tầm “quan hệ rộng”, “ngoại giao con thoi”, “vận động hành lang”, ô dù của bóng này bóng nọ…

Có nhiều kiểu chạy: Hạng bình dân thì lo chạy ba cái vặt vãnh chẳng hạn như chạy thủ tục hành là…chính (xin con dấu, chứng thực, công chứng giấy tờ); hạng vừa vừa thì chạy vài vị trí thuận lợi để kinh doanh, làm cái nhà, cấp cái sổ đỏ; hạng cao hơn một chút là chạy xin việc làm, vào biên chế, thuyên chuyển công tác; hạng chuyên nghiệp thì chạy dự án, đấu thầu, hạn ngạch, hợp đồng; rồi có cả chạy bằng cấp, chức quyền và chạy… án.

Hậu quả của việc chạy như vậy rất nghiêm trọng, “chạy” kéo theo nó và sản sinh ra trong lòng xã hội những “ký sinh” tiêu cực: Tệ nạn hành chính quan liêu, cửa quyền, hách dịch, tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, bằng cấp giả, năng lực giả… từ đó làm xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống của không ít người, đồng hành với tâm lý ỷ lại, nhờ vả, dựa dẫm, cậy quyền cậy thế. Xã hội vì thế, bên cạnh mặt tích cực, đáng ghi nhận và trân trọng thì vẫn còn đó những gam màu sáng tối đan xen!

Phan Tuấn Cường
Hà Tĩnh

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.