Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên

Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên
TPO - Đó là mục đích của chương trình "giới thiệu văn hóa nghệ thuật truyền thống cho cán bộ và sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội" được tổ chức từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2010.
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 1
Múa "Trảy hội ngày xuân" (đồng bằng Bắc Bộ)

Buổi khai mạc chương trình giới được tổ chức tối 25/4/2009. Đây là chương trình do ĐHQGHN phối hợp với Nhà hát ca múa nhạc Trung ương tổ chức.

Chương trình không đơn thuần là biểu diễn các tiết mục nghệ thuật mà qua đó giáo dục, tuyên truyền nét truyền thống của các dân tộc Việt Nam cũng như cung cấp kiến thức về những môn nghệ thuật kinh điển của thế giới.

Theo kế hoạch, sẽ có 13 chương trình bao gồm chương trình khai mạc và 12 chuyên đề với từng nội dung cụ thể như hát xẩm, ca trù, chèo, tuồng, cải lương, dân các vùng miền... và một số loại hình kinh điển của thế giới như nhạc giao hưởng, múa ba lê.

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khán giả, mỗi chương trình sẽ có 2 buổi biểu diễn tại 2 địa điểm: Kí túc xá Mễ Trì (182 Lương Thế Vinh - Hà Nội) và Hội trường 10-12 (144 Xuân Thuỷ - Hà Nội).

Bố cục mỗi buổi biểu diễn sẽ gồm 3 phần: phần giới thiệu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu; phần biểu diễn minh hoạ của các nghệ sĩ; và cuối cùng là phần giao lưu, giải đáp câu hỏi của khán giả.

Tại buổi khai mạc, các nghệ sĩ Nhà hát ca múa nhạc Trung ương đã đem đến gần 20 tiết mục đặc sắc, mang tính đại diện cho các buổi biểu diễn tiếp theo.

Chùm ảnh của CTV Tiền phong Online tại buổi biểu diễn đầu tiên trong chương trình:

Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 2
Hoà tấu “Inh lả ơi” - một bài hát về ngày mới, về mùa xuân của dân tộc Thái - do tốp nhạc biểu diễn là tiết mục cuối cùng trong buổi khai mạc chương trình giới thiệu văn hóa nghệ thuật truyền thống cho cán bộ và sinh viên ĐHQGH Hà Nội.
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 3
Thiếu nữ đồng bằng Bắc Bộ “Trảy hội ngày xuân”.
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 4
NSND Xuân Hoạch với tiết mục hát xẩm “Quyết chí tu thân”
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 5
Tiết mục múa “Mai vàng” do vũ đoàn Carmen biểu diễn
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 6
NSƯT Quốc Hùng độc tấu đàn Kơ-ní “Đợi anh về” (dân ca Tây Nguyên) và “Yêu nhau cởi áo cho nhau” (dân ca quan họ Bắc Ninh). Âm thanh lạ kì của cây đàn Kơ-ní đã đem đến cảm xúc thú vị cho khán giả
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 7
Tiết mục gõ “Trống hội” (do tốp nhạc biểu diễn) đã khởi động cho chương trình khai mạc và làm sôi động không khí hội trường 10-12
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 8
Nghệ sĩ Xuân Bình đã làm say đắm cả hội trường với hai tiết mục độc tấu đàn bầu "Ru con" (dân ca Nam Bộ) và "Lí ngựa ô" (dân ca Trung Bộ)
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 9
Tiết mục Hầu văn "Xá thượng" (Cô bé thượng ngàn) là một làn điệu để cầu tài, cầu lộc, cầu hạnh phúc trong các lễ hội tâm linh. Tiết mục do NSND Xuân Hoạch và NS Ngọc Lan biểu diễn.
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 10
Một nghệ sĩ của vũ đoàn Carmen trong vũ điệu Tây Ban Nha
Đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên ảnh 11
NSƯT Đồng Văn Minh độc tấu đàn tre lắc “Tây Nguyên vẫy gọi” (sáng tác của NSND Đỗ Lộc). Đàn tre lắc chính là do NSƯT Đồng Văn Minh sáng tạo ra và thường được thính giả phương Tây gọi vui là đàn bamboo piano (piano tre).
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.