Giá sách trong kỷ nguyên điện tử

Giá sách trong kỷ nguyên điện tử
TP - Elizabeth Mayhew - chuyên gia thiết kế và phụ trách chuyên mục của tạp chí Today , đã có một đầu sách - là người hoài cổ. Cô giãi bày niềm yêu sách, rơi rớt đâu đó một niềm thương tiếc chiếc giá sách thời điện tử. Bài viết đăng trên Washington Post (Mỹ) hôm 28-2.

Nhiều năm, các tạp chí thường minh họa bìa (nay là hình đại diện blog) chụp căn phòng chứa giá sách đẹp đẽ đầy ắp, thêm tiêu đề kèm theo “Sống cùng sách” hay “Những trang sách của cuộc đời chúng ta”.

Những hình ảnh đều bộc lộ thi ca đằm thắm cũng vẫn là mỗi tập sách bọc da, ken dầy bên nhau nơi chiếc giá sách bằng gỗ cao chừng 5 mét – đứng đó giống như một công trình kiến trúc đồ sộ. Là kẻ yêu sách, tôi thấy căn phòng đó vẫn chuyển tải thông điệp và niềm đam mê đấy, song khó sờ… tận nơi.

Ngày càng nhiều người, theo tôi nghĩ, không hề có sách trong nhà. Hơn tất thảy, họ sở hữu nội dung nhiều cuốn sách nhưng chỉ cần chứa hết chúng trong chiếc thư viện ảo (nhẹ hều)!

Điều này khiến tôi băn khoăn: Trong một thế giới không còn một cuốn sách, điều gì sẽ xảy ra với những chiếc giá sách của chúng ta?

Thật không may là, những chiếc giá sách đó cũng có định mệnh giống như những chiếc tivi to uỵch thủa xưa – đến một lúc chúng ta ít cần chúng nữa.

Thay vì cả một tòa nhà để làm thư viện, những giá sách trở thành vật trang điểm, chỗ dựa cho những cuốn Kinh thánh, tệp thư, giấy trắng, khung ảnh, lọ hoa rỗng, và thêm vào vẫn cần… sách thật.

Những ô rỗng giá sách nay không còn nghiêm cẩn mà kèm sự hỗn độn và lộn xộn. Các chủ nhân sẽ vào mạng để chọn những cách trang trí, hoặc các giá sách thật hấp dẫn, nhiều kiểu dáng. Họ thả vào đó những bộ sưu tập gốm hay dùng các bức tranh dựa hẳn vào giá để lấp chỗ trống. Nhưng giá sách đâu phải chiếc tủ đựng quần áo, chúng bộc lộ phong thái của chủ nhà hơn nhiều.

Với tôi, một thế giới không có những cuốn sách bìa cứng hiện hữu là một thực tế buồn. Sách mang đến cho căn phòng một sự ấm áp và tính cách (đó là không kể đến hiệu quả tích cực mà các nhà giáo dục đề cập: Sự hiện diện của sách kích thích việc học tập của con cái chúng ta). Sách có chọn lựa bằng niềm đam mê và ham thích của chính con người bạn. (Tôi phản đối những kẻ trang trí mua sách tù mù, sách cầm về theo màu sắc vỏ bìa).

Bạn tốt Benjamin Wallace, tác giả cuốn Bí quyết tỉ phú có lần mô tả sách trong giá của anh như “hòn đá lăng mộ”, mỗi cuốn giống như một tấm bưu thiếp trong chuyến du hành văn học mà anh đã đến.

Tôi đã nằm lòng những trang sách của anh. Những cuốn sách của tôi, cũng vậy. Chúng là những tấm hình khiến tôi hồi nhớ lại khoảnh khắc, câu chuyện, nơi chốn mà tôi chẳng muốn quên.

Giờ cho dù tôi đọc sách nhờ Kindle và có cả iPad, tôi vẫn mua những cuốn sách thật, và chồng tôi cũng thế. Chúng tôi có nhiều sách. Trải chúng ra khắp bàn phấn, bàn uống trà và trên bốn bức tường phòng khách cũng như phòng ngủ của lũ trẻ. Gọi chúng tôi là người cổ điển cũng được; những cuốn sách là những vật dụng mà chúng tôi không thể sống thiếu.

Gần đây tôi quyết định sơn lại giá sách ở nhà, nghĩa là tôi phải nhấc từng cuốn ra một. Để sắp xếp lại chúng, tôi phải dùng máy ảnh chụp lại, rồi xếp lại được y nguyên.

Thanh Chi
Theo WP

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG