Hồng Nhung và những câu chuyện chưa kể

Hồng Nhung và những câu chuyện chưa kể
Về lại Hà Nội sau một thời gian dài, lại đúng vào những ngày trở lạnh, để hát những ca khúc nhạc Trịnh, Hồng Nhung bảo như thế là "trời đã thương" chị. Trong tâm trạng ấy, chị đã ngồi kể những câu chuyện dài đằng sau mỗi ca khúc mà ít ai biết tới...

9 ca khúc trong Như cánh vạc bay, đĩa nhạc Trịnh gần đây nhất của chị không phải là một câu chuyện thường thấy trong các CD trước đó mà chỉ "cố gắng đưa đến cho người nghe một thông điệp".

"Khi bạn nói với một ai đó không cần một câu chuyện có đầy đủ ba phần: mở đầu, phần thân rồi phần kết mà đôi khi chỉ cần một câu nói vu vơ đã đủ một cho một thông điệp", Hồng Nhung tâm sự, "Như cánh vạc bay có một thông điệp đặc biệt như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã kể về ca khúc Tuổi đá buồn của mình".

"Ngày đó ở Huế, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thường gặp một cô gái mặc áo sơ mi trắng rất giản dị, cầm hoa hồng trước ngực và đi đến nhà thờ một mình mỗi sáng chủ nhật.

Bình thường những ai đi lễ nhà thờ thì thường cầm nến nhưng riêng cô gái này thì cầm hoa hồng nên nhạc sỹ nghĩ rằng cô gái đi cầu xin cho tình yêu của mình và viết một ca khúc cho người con gái không quen.

Ban đầu cô gái ấy còn rất trẻ như nhạc sỹ viết "đóa hoa hồng cài lên tóc mây" nhưng cô gái đó chắc đã cầu xin nhiều lắm, lâu lắm cho tình yêu của mình nên cuối bài đã là "đóa hoa hồng tàn hôn lên môi - em gầy ngón dài - lời ru miệt mài".

Khi nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mất đi mà vẫn chưa xây được một "giáo đường tình yêu" bằng gạch ngói dành cho mọi người như nguyện ước thì những người có tâm huyết với nhạc Trịnh, như nhạc sỹ Hoài Sa, đạo diễn Phạm Hoàng Nam, đã giúp Hồng Nhung có một giáo đường tình yêu trong đêm nhạc Như cánh vạc bay cách đây chưa lâu.

Ở đó một không chỉ có nến, có ánh đèn trên sân khấu mà còn có ở dưới hàng ghế khán giả để mọi người cầu nguyện cho tình yêu của chính mình", chị kể.

Và câu chuyện về sự giản dị

Để thu âm Như cánh vạc bay, đĩa nhạc Trịnh sau khoảng cách 5 năm, công việc chọn bài đã khiến chị mất rất nhiều thời gian vì trong "một biển" 600 ca khúc chọn được 9 ca khúc là một công việc thực sự khó khăn.

Có những ca khúc chị đã thu âm hoàn chỉnh rồi lại bỏ đi để chọn ca khúc khác. Nhưng có một điều thuận lợi hơn cả là chị và nhạc sỹ Hoài Sa, người chịu trách nhiệm hoà âm phối khí và biên tập đã "không hẹn mà gặp" về phong cách âm nhạc cho album này. Đó là phong cách blue jazz không cầu kỳ, đưa nhạc Trịnh về với chính sự giản dị, mộc mạc.

"Không cần ai phải thuyết phục ai. Hồng Nhung đến nhà và anh Hoài Sa đệm piano cho Nhung hát, tự nhiên như khi Hồng Nhưng đứng hát bên chiếc piano ở nhà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn... Hát một cách giản dị có lẽ là hợp nhất với nhạc Trịnh. Chỉ cần một chiếc đàn guitar và để cho cảm xúc thật bay bổng. Nếu như trước đây, mình hơi miết, hơi đẩy mạnh ra một chút thì bây giờ nhẹ hơn như nói chậm thậm chí nói nhẹ", chị chia sẻ.

Theo VTV

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.