Nghe nhạc Trịnh để hiểu ảnh Thanh Long

Nghe nhạc Trịnh để hiểu ảnh Thanh Long
TP - Nhà nhiếp ảnh Việt kiều trẻ Thanh Long đã so sánh mỗi bức ảnh tình yêu của mình như một bài thơ và đề nghị khán giả “nếu muốn tìm hiểu thêm xin hãy nghe thơ và bài hát nhạc của Trịnh Công Sơn”!
Nghe nhạc Trịnh để hiểu ảnh Thanh Long ảnh 1

Quang cảnh triển lãm ngoài trời của Thanh Long tại Wisma (Đức)

Sau khai mạc triển lãm riêng Quê hương xa lạ (đến 8/4) tại viện Goethe- HN, nhà nhiếp ảnh Việt kiều Thanh Long vừa có cuộc giao lưu với công chúng.

Được viện Goethe giới thiệu là “một trong những gương mặt thành công nhất trong số những nghệ sĩ VN lớn lên và theo học ở Đức và châu Âu”. Sinh năm 1981 ở Hạ Long, Thanh Long sang Đức từ năm 10 tuổi.

Triển lãm ảnh lần đầu trong nước của Thanh Long giới thiệu về cơ bản quá trình sáng tác từ 2002-2007 của anh.

Không gây một mỹ cảm quen thuộc như khi xem ảnh nghệ thuật VN, ảnh của Thanh Long thiên về khơi gợi xúc cảm và mang tính cộng đồng cao. Trong cuộc trò chuyện với Thanh Long, khán giả “có ý kiến” nhiều hơn về những bức ảnh thuộc tập hợp Mùi hương của những bông hoa- nói về tình yêu và sự chia cắt và Ảnh trong gương- chân dung tự chụp.

Những bức ảnh lờ mờ, không nét, gợi nhiều hơn tả. Một số có chuyển động màu khá bắt mắt. Chụp kiểu này thực ra cũng không có gì mới nhưng một số khán giả xem ra vẫn chưa “tiêu hóa” được.

Có người cầm mic cật vấn: “Không biết ý đồ của tác giả thế nào chứ tôi mà chụp được ảnh thế này rất dễ là tôi sẽ xóa đi.”

Trường phái Thanh Long đang theo đuổi là nhiếp ảnh chủ quan, không có các nguyên tắc cụ thể về kỹ thuật: “Không chụp thực tế để chứng tỏ đó là thực tế, tôi tìm cách lưu lại thế giới mà tôi đã nhìn, đã cảm nhận, đã mất...”. 

Anh so sánh mỗi bức ảnh tình yêu của mình như một bài thơ và đề nghị khán giả “nếu muốn tìm hiểu thêm xin hãy nghe thơ và bài hát nhạc của Trịnh Công Sơn”!

Nếu một họa sĩ làm gì đó với giấy ảnh thì người ta bảo đó là đa chất liệu, còn một nhà nhiếp ảnh chụp ảnh theo kiểu chủ quan có lẽ vẫn còn là điều mới lạ ở VN. Bằng chứng là một phóng viên ảnh khá có tên tuổi đã nói thẳng tại cuộc hội thảo rằng “anh đã không thuyết phục được tôi” và bỏ về giữa chừng.

Bức ảnh cuối cùng của Thanh Long trong dự án Chốn cư ngụ Haffburg là đêm giao thừa trên tuyết được chụp từ trong nhà ra. Nhiều người đến từ nhiều nơi trên trái đất nhưng có cái gì đó chưa đủ để tạo thành một đêm vui  “toàn cầu hóa” đón năm mới.

“Tôi muốn cảm nhận cách nhìn của những người trong thế giới đó ra ngoài”. Điều đặc biệt là nền tuyết làm nên màu chủ đạo của bức ảnh lại có màu đỏ. Anh gọi đó là màu đỏ lạnh.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.