Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc: Nhạc phim là 'dạng nửa vời'

Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc: Nhạc phim là 'dạng nửa vời'
TP - Là người đầu tiên ở Việt Nam “ẵm” giải thưởng quốc tế về nhạc phim (cho bộ phim Thời xa vắng) nhưng bây giờ Đặng Hữu Phúc không mặn mà mấy với chuyện viết nhạc phim. Anh trao đổi thẳng thắn với TPCN.

Anh có quan tâm tới nhạc phim Việt không? Anh từng được mời vào ghế giám khảo Cánh diều Vàng thì ngồi cho vui?

Không quan tâm nhiều. Họ mời thì tôi cũng muốn đóng góp chút ít, vì tôi cũng được giải này, giải nọ, cũng bao nhiêu năm gắn bó với phim nên tham gia.

Cũng biết trước là nó chẳng có cái gì. Bao nhiêu năm trong nghề, tôi biết lực lượng sáng tác của Việt Nam, kể cả nước ngoài vào làm cho phim Việt Nam, cũng mang tính chụp giật nhiều.

Phim thị trường ấy mà, bản chất là “hàng”, nên hiếm khi đạt được cái gì là nghệ thuật đích thực, chủ yếu là để bán hàng.

Dạo này không thấy anh làm nhạc phim nữa? Vì không muốn làm hay không đâu mời?

Tại nhiều vấn đề lắm. Một trong những vấn đề lớn, là mình viết xong cũng không có tiền để thể hiện cho tốt. Sau khi viết nhạc xong phải biểu diễn, phải thu thanh, những khâu đó của mình còn kém lắm.

Rồi phải có nhạc công giỏi, có phòng thu tốt… cứ làm lem nhem mãi phát chán rồi. Ngày xưa phải làm để kiếm sống thôi.

Một nhạc phim hoàn thành anh được bao nhiêu?

Cũng lung tung lắm. Nhưng chẳng đáng để mà kể đâu.

Hiện nay, người ta hay mời nhạc sỹ trẻ, thậm chí ca sỹ trẻ chuyển sang viết nhạc cũng hay được mời làm nhạc phim? Và bộ phim nào cũng đầy ắp ca khúc. Anh nghĩ sao về điều này?

Những cái đó bây giờ quá thấp nên tôi chẳng xem, vì nhiều khi nhìn tên người viết nhạc đã biết người ta viết như nào rồi, trình độ thấp lắm. Bây giờ cứ lắp ghép lung tung.

Trong sáng tác nhạc phim, tên nhạc sỹ nhiều khi chẳng nói lên điều gì, vì người ta có thể thuê người khác làm, hoặc người ta có thể viết một giai điệu rồi thuê người khác phối, nên có thể họ có tên nhưng thực tế lại làm rất ít.

Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc: Nhạc phim là 'dạng nửa vời' ảnh 1

Mấy ca sỹ trẻ viết vài ca khúc cho phim lại được khán giả thích lắm?

Tôi không quan tâm. Quần chúng thích không phải tiêu chí để nói đó là nghệ thuật. Đó rất có thể lại là điều nhảm nhí.

Thí dụ quần chúng tuổi teen thích nhạc gì đó, chứ không thích nhạc Việt. Đấy, bò ở trong nam cho ăn rác nó rất béo tốt, cho ăn cỏ tươi nó lại không ăn được nữa, thích ăn rác cơ. Cứ nghe nhạc rác thì tâm hồn méo mó.

Những người như anh, những người làm nghề nghiêm túc, lại đứng ngoài cuộc?

Tôi không đứng ngoài cuộc. Thấy hay thì nghe dở thì thôi.

Để làm một nhạc phim nghiêm chỉnh nhạc sỹ cần có tiêu chí gì?

Chả có tiêu chí gì cả. Phải đồng bộ. Đẳng cấp ông là vàng mười ông phải gắn với vàng mười, đẳng cấp vàng mười thì ông gắn với cục đất, cũng hỏng.

Anh đánh giá anh là cục đất hay vàng mười?

Tôi thí dụ thế, chứ không định đánh giá bản thân mình là vàng mười. Nhưng đã làm nhạc phim tôi phải tìm được những người giống như tôi.

Nói gọn thì theo anh nhạc phim là gì, anh thấy tâm đắc không?

Nhạc phim là dạng nửa vời “chân không đến đất, cật không tới trời”. Để phục vụ cho ý đồ của đạo diễn là thành công, chứ tách ra về âm nhạc thì chả có gì để nói cả.

Kể cả nhạc phim Tây cũng thế. Tôi nói thế, mặc dù đáng ra tôi phải là người ca ngợi nhạc phim nhất mới là đúng, vì tôi từng đoạt giải quốc tế.

Xin cảm ơn anh!

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.