Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam

Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam
TP - Nghệ nhân Ý Lan, tên thật là Trần Thị Hoàng Lan có thể làm cho những hạt cát vô tri, vô giác lao xao nhảy múa, chen nhau tạo thành những bức tranh đầy ấn tượng.
Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 1 Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 2
Tranh cát Ý Lan tại Hội chợ triển lãm Tranh cát Ý Lan

Với một vật thủy tinh, tùy theo sở thích và cũng tùy từng loại tranh, một chiếc thìa con, một que nhỏ để tạo rãnh và gần 100 loại cát tự nhiên, đủ màu sắc được lấy từ mọi vùng miền của Tổ quốc, Nghệ nhân Ý Lan, tên thật là Trần Thị Hoàng Lan có thể làm cho những hạt cát vô tri, vô giác lao xao nhảy múa, chen nhau tạo thành những bức tranh đầy ấn tượng.

Khi thì là bức tranh phong cảnh một vùng quê Bắc Bộ, với từng đàn cò trắng lượn bay trên những cánh đồng lúa xanh, khi lại là cô thiếu nữ với tà áo dài thướt tha, lúc lại là chân dung. Đặc biệt, chị còn thể hiện thành công những bức thư pháp bằng tranh cát…

Những bức tranh này đã nhiều lần có mặt ở các cuộc triển lãm, hội chợ ở trong và ngoài nước, được Hoa hậu Mai Phương Thúy mang đi làm quà tặng tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006.

Nghệ nhân tranh đồng đúc không có đối thủ

Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 3 Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 4
Nghệ nhân Lê Văn Phú Tranh "Lợn độc"

Đó là nghệ nhân tranh đồng đúc nổi Lê Văn Phú. Ông sinh ra trong một dòng họ có nhiều người làm tranh mỹ nghệ, đặc biệt cha ông - cụ Lê Văn Tùng, là một thợ chạm bạc nổi tiếng của Hà Nội vào những năm 40, 50 của thế kỷ 20.

Mới 11 tuổi ông được cha dạy nghề, 16 tuổi học thêm ngành hội họa. Chiến tranh xảy ra, 2 lần ông xung phong vào bộ đội, để rồi mãi đến năm 1984 rời quân ngũ lại sẵn có năng lực về mỹ nghệ và hội họa, ông mới thực sự bắt tay vào nghiên cứu, thử nghiệm và một dòng tranh mới ra đời: Tranh đồng đúc nổi.

Nói một cách dễ hiểu tranh của ông 70% được làm từ âm bản, 30% làm từ dương bản. Còn tranh Gò chạm thì ngược lại.

Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 5 Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 6 Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 7

Ông rất thích khai thác đề tài, mô típ dân gian “Gà trống”, “Cậu bé và cá”, “Gia đình lợn”, “Lợn độc”, “Hứng dừa”, các bộ tranh tứ bình là những tác phẩm thành công…

Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 8

Tranh của ông được bán từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng. Như bộ tranh tứ bình 4 tấm, có khổ 40cm x 110cm bán 25 triệu đồng. Năm 1988, ông Phú được UBND TP Hà Nội công nhận là nghệ nhân và hiện là nghệ nhân duy nhất của dòng tranh đồng đúc nổi này.

Năm 2004, ông Phú được mời mang tranh sang triển lãm và giao lưu tại Nhật. Hiện Lê Hoàng Hiệp con trai út của ông đang theo nghề của bố.

Những người sẽ đi vào "Ghinet" Việt Nam ảnh 9
Nghệ nhân Thái Văn Bôn và học trò

Tự học và truyền nghề cho hàng trăm người

Nghệ nhân Thái Văn Bôn, sinh ra ở thôn Nguyên Xá, xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây. Đây chính là quê hương của ông tổ nghề thêu - Tiến sĩ Lê Công Hành (thời Lê).

Bước vào tuổi 75, song đầu óc của nghệ nhân Thái Văn Bôn vẫn còn rất minh mẫn, mắt sáng, đôi tay thì cực kỳ khéo léo. Gần 60 năm theo nghề.

Lúc nhỏ tự tìm đến học nghề của những người thạo nghề trong làng, xã. Khi đã hiểu và nắm vững được nghề, ông vừa tự làm ra sản phẩm, vừa mày mò nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, đưa lên thành lý luận và những phương pháp cơ bản của nghệ thuật thêu, viết thành sách.

Hơn 10 năm nay, được ngành thủ công nghiệp Hà Nội mời làm công tác đào tạo, nghệ nhân Thái Văn Bôn đã dạy và truyền nghề cho hàng trăm người trong cả nước, nhiều học trò của ông đã trở nên giàu có nhờ nghề thêu này.

MỚI - NÓNG